Archive | September 2012

DANH DƯ – TỔ QUỐC – TRÁCH NHIỆM

Image
 
 
Đã có một thời, theo lệnh gọi nhập ngũ, tôi nhập học Khóa 25/SVSQ/TB tại Trường Bộ Binh Thủ Đức. Trong suốt thời gian nhập ngũ, điều tạo ấn tượng sâu đậm nhất trong suốt đời tôi chính là cái khẩu hiệu gắn trên mũ dùng chung với bộ quân phục đại lễ với dòng chữ : TỔ QUỐC – DANH DỰ khi còn là sinh viên tại Trường và với dòng chữ : TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM ngay khi mãn khóa tốt nghiệp trở thành sĩ quan QLVNCH.
 
Image

 
Kể từ ngày 30-4-1975, toàn Miền Nam Việt Nam rơi vào tay quân cọng sản Bắc Việt. Chế độ VNCH sụp đổ kèm theo sự thất trận của QLVNCH vì sự phản bội của Chính phủ Hoa Kỳ. Mặc dù qua rất nhiều năm tháng phải sống dưới sự chế độ cọng sản, một chế độ hoàn toàn đối nghịch với chế độ VNCH trước kia, và không còn chút liên lạc gì với những người của chế độ cũ, nhưng tôi vẫn luôn nhớ đến những dòng chữ mang trên đầu như ghi tạc vào tâm trí, ấp ủ mãi trong lòng, với những thao thức luôn được thể hiện bằng những cử chỉ và hành động cụ thể qua từng việc làm trong cuộc sống hằng ngày.
Tôi vẫn luôn thao thức và cố gắng sống thế nào cho xứng đáng là một con người biết đặt TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM lên trên hết trong mọi công việc, mặc dù mình chẳng còn phải sống và phục vụ quốc gia dân tộc trong trách nhiệm của một sĩ quan của chế độ cũ đã tàn lụi hẳn vào quá khứ rồi. Trách nhiệm trong hiện tại chỉ còn mang đậm tính chất một con người mang một tâm hồn chất chứa những giá trị tinh thần quý báu đã được thụ đắc từ truyền thống tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt, nhằm dạy con người phải biết luôn yêu mến Tổ quốc, quý trọng và bảo vệ danh dự của quốc gia dân tộc bằng mọi giá và trách nhiệm của một công dân một nước độc lập tự do dân chủ thật sự.
Trong cuộc sống hiện tại, dù chỉ sống trong hoài niệm, tưởng nhớ về quá khứ anh dũng hào hùng của các chiến sĩ QLVNCH vang bóng một thời, nhưng tất cả những điều cá nhân tôi đã từng được học hỏi và được xã hội thời trước chấp nhận gắn trên đầu, trên đôi vai tôi những chữ TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM, thì đến nay tôi nghĩ vẫn còn in đậm nét trong tâm can không chút phai mờ.
Tôi trân trọng cúi đầu thành tâm tưởng niệm biết bao vị anh hùng chiến sĩ vị quốc vong thân đã anh dũng hy sinh trên khắp các trận tuyến mà nay không còn thấy sử sách nào ghi lại, tôn vinh tên tuổi cùng những hy sinh đóng góp của các anh các chị nữa cả.
Tôi trân trọng biết ơn toàn thể các vị sĩ quan cán bộ của Trường Bộ Binh Thủ Đức và các vị chỉ huy các đơn vị đã tích cực góp phần hướng dẫn đào tạo tôi nên người hữu dụng một thời cho đất nước và dân tộc, nhất là đã ghi khắc vào tâm hồn tôi những khái niệm căn bản về TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM giúp tôi trở thành một công dân tốt sánh vai cọng tác cùng mọi công dân tốt khác trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
———————
 
Kỷ niệm về Khóa 25/SVSQ/TB (Từ tháng 04/1967)
Trường Bộ Binh Thủ Đức, Việt Nam
KBC.4100
petercuongkt
 

Lồng đèn nhựa Trung Quốc có chất gây ung thư

Chủ Nhật, 23/09/2012, 08:36 (GMT+7)

* Châu Âu thu hồi đồ chơi Trung Quốc

TT – Kết quả phân tích cho thấy mẫu lồng đèn nhựa xuất xứ từ Trung Quốc có chứa chất cadimi (Cd) cao hơn 123 lần mức cho phép. Cd có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi…

Đây là một trong ba kim loại (hai loại còn lại là chì và thủy ngân) độc hại nhất với cơ thể người. 

Image

 

Lồng đèn nhựa Trung Quốc tiếp tục chiếm lĩnh thị trường mùa trung thu năm nay. Trong ảnh: tràn ngập lồng đèn nhựa Trung Quốc ở đường Lương Như Học, Q.5, TP.HCM – Ảnh: T.T.D.

Gấp 123 lần mức cho phép

Để tìm hiểu độ an toàn của lồng đèn, chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên hai chiếc lồng đèn nhìn khá đáng yêu, một mua ở siêu thị và một ở tiệm bán lồng đèn trên phố. Mẫu thứ nhất là một chú chuồn chuồn có đôi cánh màu xanh, điểm vài bông hoa màu xanh da trời với đôi mắt xanh biếc. Khi lắp pin vào, lồng đèn chuồn chuồn đưa đôi cánh lên xuống nhịp nhàng. Mẫu thứ hai là một lồng đèn nhựa hình con chim vừa biết vỗ cánh lại biết chạy nhảy tung tăng nếu lắp pin vào sử dụng. Đẹp, giá không rẻ (từ 65.000-75.000 đồng/chiếc), lại được ghi xuất xứ rõ ràng, có nhà nhập khẩu hẳn hoi… là những lý do khiến nhiều ông bố, bà mẹ vô tư “rinh” về nhà những chiếc lồng đèn nhựa như trên.

Hai mẫu lồng đèn này được đưa đến Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học kiểm tra. Theo kết quả kiểm nghiệm, thành phần nhựa trong hai mẫu lồng đèn nói trên không độc hại. “Dù sản phẩm của hai nhà phân phối khác nhau, của hai địa chỉ sản xuất khác nhau nhưng đều có chung một nguyên liệu sản xuất là nhựa APS (nhựa tái chế) và PE” – TS Trần Ngọc Quyển, phó trưởng phòng vật liệu – hóa dược Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, cho biết. Tuy nhiên, nhà phân phối chỉ ghi chung chung hoặc ghi không đúng thành phần như kết quả kiểm nghiệm. Lồng đèn con chuồn chuồn chỉ được ghi chung chung về thành phần là “nhựa”, còn lồng đèn con chim thì ghi sai thành phần gồm nhựa PP, PE mà không phải là APS và PE.

Đáng chú ý, kết quả kiểm nghiệm nói trên ở mẫu lồng đèn con chuồn chuồn cho thấy hàm lượng Cd trong sơn phủ rất cao: 7.390 microgram/kg (muối cadimi sử dụng như là chất tạo màu trong nhiều loại nhựa). Lượng Cd này gấp đến 123 lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ Khoa học – công nghệ ban hành ngày 4-5-2011. Ông Hoàng Lâm, phó giám đốc Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, cho biết: “Lượng Cd được phép có trong đồ chơi trẻ em theo tiêu chuẩn Việt Nam là 60 microgram/kg, nếu trên 7.000 là quá cao”.

Image

 

Lồng đèn nhựa Trung Quốc tràn ngập phố Hàng Mã (Hà Nội) – Ảnh: Nguyễn Khánh

Gây ung thư, dị tật thai nhi…

TS Quyển cho biết Cd là một trong ba kim loại được coi là nguy hiểm nhất đối với cơ thể con người (hai thứ còn lại là chì và thủy ngân). Cd gây ngộ độc do cạnh tranh với một số kim loại (canxi, kẽm, sắt…) là thành phần chính của nhiều vi chất và men sinh hóa có tác dụng sinh học trong cơ thể. Quá trình tranh chấp – trao đổi của Cd với các kim loại khác có thể gây đảo lộn nhiều quá trình sinh học trong cơ thể và là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, thiếu máu và tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi (đối với phụ nữ có thai). Tổ chức Y tế thế giới cho phép ngưỡng tối đa đối với người lớn là từ 20-40 microgram/ngày (lượng Cd trong nước uống, thực phẩm khoảng 10 microgram/ngày/người lớn), nhưng chỉ có 5-10% trong số đó thật sự vào cơ thể.

Nguy hiểm nhất của đồ chơi, lồng đèn nhiễm Cd với hàm lượng quá cao là Cd tích lũy nhiều trong thận và chỉ phát bệnh sau nhiều năm tiếp xúc. “Màu sắc trong mấy cái lồng đèn nhựa này rất dễ bong tróc, chỉ cần tiếp xúc, cầm nắm là trẻ dễ bị thôi nhiễm Cd rồi. Nguy hiểm nhất là ở chỗ đó chứ không phải trẻ chỉ cắn, ngậm lồng đèn mới bị tác hại” – TS Quyển cảnh báo. Ngoài vấn đề có kim loại độc hại, các loại lồng đèn nhựa nói trên còn có cả pin, rất độc nếu trẻ nhỏ chơi, cắn, ngậm và nhựa cũng khó phân hủy, ảnh hưởng cho môi trường.

Image

 

Mẫu lồng đèn con chuồn chuồn đã được xét nghiệm có chất độc gấp 123 lần mức cho phép – Ảnh: Mỹ Dung

 Mỹ Dung

http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/512789/long-den-nhua-trung-quoc-co-chat-gay-ung-thu.html

This entry was posted on September 23, 2012. 1 Comment

Thư của các gia đình, thân nhân Thanh niên Công giáo bị bắt xin cầu nguyện, hiệp thông với phiên tòa 26/9/2012

21/09/12 8:19 AM

Image

Xin hãy cất cao cùng chúng con những lời nguyện xin thấu Trời cao xanh cho những oan khuất mà thân nhân chúng con đang phải chịu, cho những đau đớn mà dân tộc Việt Nam này đang chịu lầm than.

 

Và qua đây, chúng con cũng tha thiết kêu gọi quý Cha, quý cộng đoàn và tất cả những ai yêu mến công lý và sự thật, cùng đến tham dự phiên tòa phúc thẩm xét xử 3 anh em, con cái của chúng con – những Sinh viên chỉ vì phạm tội yêu đất nước. Phiên tòa sẽ diễn ra lúc 7h30 ngày 26 tháng 9 năm 2012 này tại Tòa án Nghệ An, số 105 Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.

 

 

 

THƯ NGỎ

 

“Bốn mùa Chúa đổ hồng ân Ngài gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi” ( Tv 64, 12 )

 

 

 

Kính gửi quý Cha, quý cộng đoàn và những ai yêu chuộng Công lý và Sự thật!

 

Chúng con, gia đình và thân nhân của 17 anh em là Kitô hữu đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ trái các quy định pháp luật do chính họ ban ra, giam giữ trái phép, một số đã xét xử bất công thời gian qua. Chúng con xin gửi thư ngỏ này đến tất cả các quý vị, xin bày tỏ những mối quan tâm và xin quý vị luôn hiệp thông với chúng con.

 

Trước hết, chúng con hết sức tự hào và hãnh diện vì đã có Con, Chồng, Anh, Chị, Em là những người con của Đất Nước và Giáo Hội hiện đang buộc phải biến thành các Tù nhân lương tâm trong nhà nước Cộng sản Việt Nam. Đây cũng là niềm vinh dự lớn lao cho hết thảy chúng con, vì kể từ khi con em của chúng con bị bắt bớ, giam cầm trái luật pháp và trái với lương tri thì các gia đình chúng con mới cảm nhận hết được những hồng ân cao cả mà Chúa đã trao ban cho mỗi gia đình.

 

Minh chứng cụ thể nhất là lúc các anh mới bị bắt bớ, các gia đình chúng con phải chịu bao sự nhiếc móc, lên án, miệt thị và cả sự xa lánh của mọi người xung quanh thiếu các thông tin sự thật. Đứng trước những sự đàm tiếu, xa lánh của một số người, nhiều lúc chúng con cũng cảm thấy hoang mang, cô đơn và buồn tủi.

 

Nhưng ý Chúa nhiệm mầu! Chỉ một thời gian ngắn sau khi con em chúng con bị bắt bớ trái luật, thì đã có rất nhiều các cá nhân, tổ chức trong nước, hải ngoại và quốc tế thăm hỏi, sẻ chia, lên tiếng bênh vực cho con em cũng như các gia đình chúng con. Thời gian càng qua đi, những dị nghị, mặc cảm và những hiểu lầm đã được dần dần giải tỏa từ chính những hành động vô luật pháp và vô luân từ nhà cầm quyền đã bóc trần bộ mặt của họ và chính những người đã hiểu lầm, xa lánh đã trở lại chia sẻ cảm thông với chúng con nhiều hơn.

 

Đây quả là sự bất ngờ và là việc ngoài sức tưởng tượng của mỗi gia đình chúng con.

 

Đối với gia đình 4 Sinh viên đã và sắp bị đưa ra xét xử

 

“Mọi sợi tóc trên đều các con cũng đã được đếm cả rồi,Lc 12, 1-7″. Trong Đức Tin của mình, các gia đình chúng con luôn ý thức được rằng: Không có điều gì nằm ngoài sự quan phòng của Thiên Chúa. Quả thế, ngoài sự chia sẻ, động viên, an ủi và giúp đỡ của mọi người. Điều không kém phần quan trọng là qua biến cố này, các gia đình chúng con đã hiểu và thấy rõ hơn bản chất thối nát của nhà cầm quyền Việt Nam. Từ đó, chúng con thấy cần có trách nhiệm hơn trong công cuộc làm chứng cho Công lý và sự thật trong đất nước đầy rẫy bất công và suy đồi này. Cũng qua đó, chúng con thấy vinh dự được thông phần trong việc làm chứng cho Công lý – Sự thật của thân nhân chúng con đang trải qua.

 

Đối với chúng con, việc các anh là vì trách nhiệm lương tâm, các anh làm để vạch trần sự dối trá của nhà cầm quyền đã ngự trị trên quê hương Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua. Chúng con luôn ủng hộ và khuyến khích việc làm của các anh cũng như những ai dám làm chứng cho sự thật. Đối với các gia đình chúng con, các anh luôn là những người VÔ TỘI.

 

Bên cạnh đó, chúng con cũng cảm nhận được rất nhiều các giá trị từ tình liên đới, trong tư cách các gia đình bị hại với nhau. Còn đối với các anh, những tưởng các anh vì lo ngại cho gia đình để rồi chấp nhận bản án sơ thẩm  đầy bất công mà không làm đơn kháng án. Nhưng không, các anh đã kháng án trước bản án đầy thủ đoạn và âm mưu bẩn thỉu của nhà cầm quyền.

 

Và ngày 26 tháng 9 sắp tới, Tòa án tối cao Việt Nam lại mở phiên xử phúc thẩm đối với 3 anh đã làm đơn kháng cáo.

 

Cũng như các bản án bỏ túi khác của cái gọi là “pháp quyền XHCN” ở Việt Nam hiện nay, chúng con biết rằng sẽ còn nhiều âm mưu và nhiều màn kịch được diễn ra.

 

Nhưng trong tình yêu thương của Thiên Chúa, chúng con tin rằng Ngài vẫn luôn hiện diện với các gia đình chúng con trong mọi nơi. Điều thấy rõ nhất là thời gian qua, đã có rất nhiều người, tổ chức phản đối bản án bất công này. Trong đó, phải kể đến sự hiệp thông của mọi người trên khắp mọi miền của đất nước và bà con người Việt Hải ngoại. Đặc biệt là sự hiệp thông, lên tiếng bênh vực của quí cộng đoàn gần xa, quí tu sĩ nam nữ, quí Linh mục, Tòa Giám mục Vinh. Chính sự hiệp thông cầu nguyện đã là sức mạnh để các anh làm đơn kháng cáo, qua đó một lần nữa phơi bày bộ mặt tội đồ của chính quyền Việt Nam hiện nay. Thiết nghĩ, đó là hồng ân, là niềm vui lớn lao đối với các gia đình chúng con cũng như những ai yêu mến sự thật và công lý.

 

Chúng con thật xúc động và hết lòng cảm tạ trước những sự ủng hộ và nâng đỡ của quý vị. Là người trong cuộc, chúng con thấy rằng, những hành động giúp đỡ, lên tiếng bênh vực của quí vị không chỉ đem lại lợi ích trực tiếp cho con cái chúng con đang phải đối đầu với bạo quyền mà còn làm lan tỏa sự yêu thương, đoàn kết và hướng đến lợi ích chung cho xã hội và Giáo hội.

 

Vì thế, chúng con vẫn đang cần lắm những Thánh lễ, những lời cầu nguyện, những ngọn nến được thắp lên từ các cộng đoàn, những tiếng nói bệnh vực cho lẽ phải của những người có trách nhiệm trong Giáo hội và xã hội.

 

Xin hãy cất cao cùng chúng con những lời nguyện xin thấu Trời cao xanh cho những oan khuất mà thân nhân chúng con đang phải chịu, cho những đau đớn mà dân tộc Việt Nam này đang chịu lầm than.

 

Và qua đây, chúng con cũng tha thiết kêu gọi quý Cha, quý cộng đoàn và tất cả những ai yêu mến công lý và sự thật, cùng đến tham dự phiên tòa phúc thẩm xét xử 3 anh em, con cái của chúng con – những Sinh viên chỉ vì phạm tội yêu đất nước. Phiên tòa sẽ diễn ra lúc 7h30 ngày 26 tháng 9 năm 2012 này tại Tòa án Nghệ An, số 105 Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.

 

Dù với bất cứ kết cục nào, thì chúng con, các gia đình của các anh em đang bị tù đày vẫn chấp nhận như một Thánh giá Chúa trao cho các anh em trên con đường bước theo Đức Kitô: Sự thật – Công lý – Hòa bình. Đó là con đường Vinh quang.

 

Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và đổ tràn hồng ân của Người xuống trên Quý Vị.

 

Chúng con xin chân thành cám ơn!

 

Nghệ An, Ngày 21/9/2012

 

Kính thư!

 

 

 

Đại diện các gia đình

 

 

Nữ Vương Công Lý

 

số lần đọc: 78

 

21/09 – Mừng Lễ Kính Thánh Mattêô, Tông đồ Thánh sử

Viết bởi **   

Ít có ai chuộng người thu thuế. Vào thế kỷ thứ I tại Palestine điều này còn rõ hơn nữa, khi mà họ thủ lợi được nhờ dọa dẫm và gian dối. Nhưng dù có lương thiện đi nữa nhân viên thu thuế cũng không được cấp lãnh đạo Do Thái chấp nhận, vì họ làm việc cho lương dân.

Họ là người nhơ uế theo luật pháp và bị loại ra khỏi xã hội. Khi nhận một người thu thuế vào môn đồ của Người, Chúa Giêsu quả đã khinh thường ý kiến của dân chúng.

Điều cần ghi nhận là Matthêô không phải đi từ cửa nhà này tới cửa nhà khác để thu thuế. Ông có một văn phòng tại Capharnaum, thành phố quê hương của Phêrô và là địa bàn của Chúa Giêsu khi thi hành sứ vụ tại Galilê.

Đi ngang qua, Ngài thấy Lêvi con của Alphê ngồi nơi sở thu thuế và Ngài nói: “Hãy theo Ta” và ông đứng dậy đi theo Ngài” ( Mc 2,14)

Đó là lời mời gọi làm tông đồ, rất giống lời gọi dành cho Simon và Anrê (Mc 1,16t). Dầu vậy Lêvi không có tên trong danh sách mười hai (Mc 3,16; Mt 10,3; Lc 6,14t; Cv 113). Ơn gọi người thu thuế được ghi lại trong Tin Mừng thứ nhất, trong đó ông được gọi là Matthêô (Mt 9,9t). Như vậy tông đồ đồng hoá mình với Mathêô có trong danh sách các tông đồ.

Lời giải thích tự nhiên được tiếp nhận rộng rãi là Matthêô và Lêvi chỉ là một người với hai tên gọi khác nhau. Cũng có thể chính Chúa Giêsu đã đặt tên cho Matthêô như đã đặt tên Phêrô cho Simon (Matthêô theo tiếng Aram có nghĩa là ấn bản của Thiên Chúa).

Từ đó Matthêô bỏ sổ sách và học theo hoa đồng và chim trời, những thứ không thể tính toán cho đời sống mình (Mt 6,25t). Chủ nhân của ông không còn là Antipas, con cáo gian xảo (Lc 13,32) mà là một Đấng khác hẳn loài cáo, lại chẳng có lấy một căn nhà (Mt 8,20).

Sự thay đổi đã hủy diệt trọn tương lai trần gian của Matthêô. Simon và Anrê còn có thể trở lại với nghề chài lưới, còn Matthêô bị tống khứ khỏi nghề cũ và không thể trở lại được nữa. Trong cộng đoàn tông đồ không phải ông mà là Giuda giữ quĩ của nhóm (Ga 13,29).

Sau khi được gọi, Matthêô không còn được nhắc đến trong Tân Ước ngoài việc để lại tên trong danh sách các vị tông đồ. Chúng ta có được một câu văn của Giám mục Papias trong cuốn giải thích Lời Chúa (khoảng năm 125): “Matthêô viết một tường thuật có thứ tự về lời Chúa, theo năng khiếu của Ngài” (Eusebiô lịch sử Giáo hội III,39).

Cuốn Tin Mừng Matthêô viết bằng tiếng Aram cho người Do thái trở lại. Khi thời thế đòi hỏi, con người Matthêô bị xã hội loại bỏ ấy đã cầm lấy viết để trước tác cuốn “Tin Mừng theo thánh Matthêô”. Theo bản văn tiếng Hy lạp còn lại, chúng ta thấy tính khí theo toán học với những con số rõ rệt: 7 dụ ngôn về nước trời, 7 lời nguyền rủa bọn biệt phái, 7 lời cầu trong kinh Lạy Cha. Cả con số 5 nữa: 5 cuộc tranh luận với biệt phái, 5 chiếc bánh, 5 lượng vàng, nhất là 5 phần của cuốn sách.

Sau cùng như chúng ta mong đợi có dấu chỉ sự hiểu biết tinh tường về phương diện tài chánh như đồng bạc nộp thuế thay vì đồng “denarius” trong Mc và Lc hay như thuế đền thờ…

Như vậy Matthêô đã chuyển nghề nghiệp cũ vào một việc phụng sự mới, từ người kế toán thành người viết Tin Mừng. Thật không ngạc nhiên gì khi một mình Ngài ghi lại lời này của Chúa:

– “Phàm ký lục nào đã được thụ giáo về nước Trời thì cũng giống như gia chủ biết rút từ trong kho của ông ra điều mới và điều cũ” (Mt 13,52).
– Không có khí cụ hèn hạ nào của chúng ta mà lại không được dùng một cách hoàn hảo và xứng đáng vào việc phụng sự Chúa.

Cuốn Tin Mừng thứ nhất là một kỷ vật của thánh Matthêô được Giáo Hội ưa chuộng. Nhưng công cuộc tông đồ sau này của Ngài lại bị mai một. Ngài đã rao giảng Tin Mừng cho người Do thái tại Palestina có lẽ trong 15 năm (Eusebiô, Lịch sử Giáo hội III, 24,265) nhưng sự lầm lẫn giữa tên Ngài với thánh Matthias (Cv 1,26) làm chúng ta lưỡng lự giữa những truyền thống khác nhau.

Ethiopia, Parthia, Macedonia và cả những xứ của những kẻ ăn thịt người đều được ghi nhận là nơi thánh nhân đã làm việc tông đồ. Thường người ta cho rằng: Ngài chịu tử đạo, những ý kiến cũng không được đồng nhất. Điều chắc chắn là Ngài đã sống đời của một vị tử đạo và thế là đủ. Đối với chúng ta Ngài luôn luôn là một người đã biết được tiền của là gì, lẫn việc không có tiền của là gì.

Thánh sử Matthêô đã để lại cho chúng ta gương sáng về cuộc đổi đời, sự thay đổi tận căn. Ước gì chúng ta cũng biết để cho ơn Chúa biến đổi tâm hồn chúng ta.

Thánh sử Matthêô đã để lại cho chúng ta gương sáng về cuộc đổi đời, sự thay đổi tận căn

Lạy Chúa, xin giúp biến đổi tận căn đời sống và tư tưởng của chúng con theo đường lối của Chúa, như Chúa đã kêu gọi Lêvi, người thu thuế tội lỗi, trở thành vị Tông đồ Thánh sử làm chứng nhân rạng ngời cho Nước Chúa. A men

DIỄN NGUYỆN MẸ SẦU BI MĂNG ĐEN 15/09/2012.flv

Trong phần kinh nguyện trước thánh lễ đồng tế sáng ngày 15-09-2012 kính nhớ Đức Mẹ Sầu Bi cử hành tại Măng Đen, Kon Tum, một tiết mục diễn nguyện về đề tài “Đức Mẹ Sầu bi” được trình bày thật hoành tráng và đầy ý nghĩa do công sức đóng góp dàn dựng rất công phu của Soeur Nhất Julianna Dòng Thánh Phaolô (SPC).
Trình bày hình ảnh: Proshow Gold
Nhạc lồng: Măng Đen Linh địa của LM. Nhạc sĩ Nguyên Khôi
peter cuong kt

LÊN ĐƯỜNG KÍNH VIẾNG MẸ MĂNG ĐEN.mpg

Con đường từ Thành phố Kon Tum đến Thị trấn Kon Plong (Măng Đen) trong những ngày qua đã trở nên rộn rịp khác thường, vì ngày 15/09/2012 được chọn làm ngày toàn giáo phận Kon Tum hành hương kính viếng Đức Mẹ Măng Đen, đúng vào ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ Sầu Bi 15/09.
Những ngày trước đó, xe cộ dập dìu lên xuống đoạn đường này đa số là các loại xe chuyên chở người và vật dụng đến khu tượng đài Đức Mẹ để thực hiện mọi công tác chuẩn bị cần thiết cho ngày hành hương chính thức 15/09.
Ngày 15/09/2012, ngay từ tờ mờ sáng, nhiều đoàn xe lớn nhỏ liên tục nối đuôi nhau chuyên chở khách hành hương dồn dập tiến lên địa điểm hành hương Măng đen cách Trung tam Thành phố Kon Tum khoảng hơn 50km về hướng đông. Thật không thể ước tính cụ thể số lượng khách hành hương tập trung về Măng Đen đông đến chừng nào, nhưng theo ước đoán của Ban Tổ chức hành hương, một mặt bằng rộng đến 3 ha đã được khai mở rộng rãi thông thoáng để đón khách hành hương, vào trước giờ hành lễ đã chật ních người, không còn chỗ trống. Dọc theo đường đi, xe cộ tấp nập nối đuôi nhau chạy về hướng Măng Đen suốt nhiều giờ liền.
Nhìn vào số lượng xe, người, nhiều người nghĩ rằng số khách hành hương đến với Mẹ Sầu Bi Măng Đen năm nay phải vượt qua con số 30 ngàn người. Nhờ vào chương trình ngày lễ đã được sắp đặt kỹ lưỡng kéo dài suốt ngày, đặc biệt số lượng khách hành hương ngoài tỉnh được bố trí ở lại sau giờ nghỉ trưa để tham dự phần chương trình nghi lễ buổi chiều, nhằm ổn định trật tự, tránh ùn tắc giao thông trên đường về.

Đức giám mục Kontum đón dân làng cùi Đak Pnan đi Măng Đen viếng Đức Mẹ

Đăng bởi pleikly lúc 6:20 Sáng 15/09/12

Image

VRNs (15.09.2012) – Gia Lai – Nhà cầm quyền Gia Lai tiếp tục tấn công và khủng bố tinh thần dân làng cùi Đak Pnan, xã Kon Thụp, huyện Măng Yang, tỉnh Gia Lai. Dân làng cho biết sự việc xảy ra hôm 13.09.2012 vừa qua.

 

Nhà cầm quyền đe dọa, cưỡng chế, uy hiếp, và đòi bắt ông Yao Phu Bơi, nhưng cả dân làng đã ra sức bảo vệ, bao xung quanh Yao Phu Bơi, quyết bảo vệ ông Bơi đến cùng, không cho nhà cầm quyền bắt ông đi.

 

Điều chính yếu làm cho nhà cầm quyền sợ và không dám đụng đến dân làng Đak Pnan là vì dân làng là những người bị mắc bệnh cùi, nhiều người lở loét nặng do thiếu chăm sóc y tế, thuốc men và vệ sinh.

 

Khi nhận được tin dân làng bị nhà cầm quyền uy hiếp, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục giáo phận Kontum, đã bỏ công việc ở trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen về ngay với dân làng Đak Pnan. Trung tâm Đức Mẹ Măng Đen cách xã Kon Thụp khoảng hơn 200 km với trời mưa tầm tã. Đường trơn trượt và nguy hiểm.

 

Trên đường đi, vào lúc 14 giờ 30, ngày 14.09.2012, Đức giám mục giáo phận nhận được tin anh Bơi đã được dân làng đưa ra khỏi làng và đưa đến giáo xứ Châu Khê. Đức Cha liền lên Châu Khê, để đón Yao Phu Bơi trở về với Ngài. Sau đó, Đức Cha vào thăm dân làng, bắt tay từng người dân với tấm lòng yêu thương của người mục tử dành cho đoàn chiên.

Image

 

Đức cha Micae đứng đón từng người dân đến “nhà nguyện” tạm ở làng Đăk Pnan, Kon Thụp, Măng Yang

Image

 

Đức giám mục vào viếng Chúa trong nhà ông Bơi, Yao phu của làng

Image

 

Đây là nhà nguyện tạm do dân làng cùi Đăk Pnan dựng lên, sau khi bị nhà cầm quyền trục xuất khỏi nhà nguyện cũ. Hôm 13.09 nhà cầm quyền ép dân phải dỡ bỏ nhà nguyện tạm này, nhưng đã không thực hiện được.

Được biết, có 4 chiếc xe 16 chỗ ngồi đã chở người dân theo Đức giám mục đi viếng Đức Mẹ Măng Đen, cầu nguyện cho dân làng đủ sức mạnh và khôn ngoan của Chúa để vượt qua thử thách của nhà cầm quyền đang giáng xuống trên họ.

Mấy ngày vừa qua dân làng Đak Pnan gặp bao khó khăn do nhà cầm quyền gây ra, ấy thế mà phía sau ngôi nhà của Yao Phu Bơi vẫn vang lên tiếng đánh vần a, b, c… của các em nhỏ đang học đánh vần. Lớp chỉ khoảng hơn chục em với thầy giáo trẻ, người gầy gầy nhưng đầy tâm huyết muốn mang cái chữ đến cho các em bị bỏ rơi, bị lãng quên ở một nơi xa xôi, hẻo lánh, hoang vu và đang bị nhà cầm quyền bách hại và khủng bố một cách dã man vì thể hiện niềm tin công giáo của mình.

Image

 

Người Bahnar lớn dạy người Bahnar nhỏ học tại làng cùi, lúc Đức giám mục đột xuất đến thăm.

Image

 

Đức giám mục Kontum ngồi vào ghế học sinh và bắt đầu hỏi”thầy giáo” làng cùi, để khuyến khích sự dấn thân phục vụ Chúa trong tha nhân của anh thanh niên này.

PV. VRNs.

 

 

Thiếu tiền, các quốc gia Âu Châu tính đánh thuế tài sản Vatican

Viết bởi Người Việt   
Chủ nhật, 16 Tháng 9 2012 00:00

 

ALCALA DE HENARES, Tây Ban Nha (Washington Post) -Do ngân sách thiếu hụt, các giới chức chính quyền Âu Châu nay đang nghĩ đến việc phải thay đổi truyền thống có từ nhiều thế kỷ qua là sẽ phải đánh thuế tài sản của Vatican.

Image

 

Du khách tập trung tại nhà nghỉ của Ðức Giáo Hoàng ở Castelgandolfo, Ý. Vatican sở hữu nhiều tài sản ở Âu Châu và đang bị một số chính phủ đòi đánh thuế. (Hình minh họa: Andreas Solaro/AFP/GettyImages)

Hàng ngàn giới chức chính quyền ở các địa phương trên lục địa Âu Châu nay đang phải đối đầu với cuộc khủng hoảng ngân sách và phải có biện pháp dần dần cắt bỏ các đặc quyền về thuế khóa đã dành cho giáo hội từ nhiều thế kỷ qua.

Tuy nhiên, ngay chính giáo hội cũng đang gặp phải khó khăn tài chánh. Số tiền do giáo dân đóng góp đã giảm sút rất nhiều, bên cạnh đó là những cáo buộc về mờ ám ngân hàng và những chi tiêu không hợp lý.

Một nghị viên chính quyền địa phương ở Alcala, Tây Ban Nha, ông Ricardo Rubio, hiện đang đứng đầu phong trào đòi đánh thuế các tài sản của Giáo Hội Công Giáo La Mã được sử dụng vào các mục tiêu không có tính cách tôn giáo. Ảnh hưởng tài chánh của điều này đối với giáo hội có thể rất nặng nề. Vatican hiện là một trong những chủ đất lớn nhất ở Tây Ban Nha, gồm các trường học, nhà ở tư nhân, công viên, sân vận động và nhà hàng. Nếu bị tính thuế, giáo hội có thể phải trả tới 3 tỉ Euro mỗi năm.

Ông Rubio, 36 tuổi, cựu kế toán viên, vừa đắc cử lần đầu, nói rằng “Chúng tôi muốn tất cả mọi người phải chia sẻ đồng đều phí tổn của cuộc khủng hoảng hiện nay.”

Các nỗ lực tương tự cũng đang thấy ở các quốc gia láng giềng. Ở Ý, Thủ Tướng Mario Monti đã lên tiếng kêu gọi đánh thuế tài sản giáo hội hay những phần tài sản đang được dùng vào mục tiêu thương mại. Tại Ireland, bộ trưởng giáo dục quốc gia này đòi hỏi phải chấm dứt sự kiểm soát điều hành của giáo hội tại nhiều trường tiểu học. Có hơn một nửa các hội đồng thành phố ở Anh nay cắt bỏ tiền trợ cấp dành cho hệ thống chuyên chở của trường tư trực thuộc các tôn giáo.

Từng là một cơ chế bất khả xâm phạm ở một số nơi tại Âu Châu, Vatican nay bị tấn công vì được hưởng các trợ giúp của chính phủ trong lúc các nền kinh tế của lục địa này đang bị suy thoái và người dân phải chấp nhận những cắt giảm nặng nề trong lãnh vực việc làm, y tế cũng như hưu bổng. (V.Giang)

 

http://danchuahiepthong.com/index.php?option=com_content&view=article&id=7300:thiu-tin-cac-quc-gia-au-chau-tinh-anh-thu-tai-sn-vatican-&catid=82:th-gii&Itemid=541

Chính quyền Gia Lai lại tấn công tôn giáo tại làng cùi Đakpnan

Viết bởi PV. VRNs 

Image

 

VRNs (13.09.2012) – Gia Lai – Sáng nay lúc 9 giờ 27 phút tại làng phong Đakpnan xã Kon Thụp, Huyện Mang Yang, chính quyền xã đã vào yêu cầu dân làng tháo dỡ công trình tạm của làng đang dựng làm nơi đọc kinh và sinh hoạt của làng.

Tại làng Đakpnan, như tin đã đưa, ngày 12 tháng 8 năm 2012, chính quyền xã Kon Thụp đã yêu cầu tháo dỡ tháp chuông, Nhà Tạm, ảnh tượng Thánh Giuse và Đức Mẹ ra khỏi nhà nguyện của làng. Dân làng đã chuyển sang nhà dệt để làm chỗ cầu nguyện, nhưng diện tích nhà dệt không đủ chỗ để cho bà con dân làng cầu nguyện, nên bà con trong làng đã tìm mua và xin những cây bạch đàn dựng tạm mấy tấm bạt che mưa, che nắng.

Sáng nay, khi đang dựng thì chính quyền xã gồm phó bí thư và công an đã lập biên bản yêu cầu bà con dân làng tháo dỡ vì chưa được phép của chính quyền. Nhưng dân làng kiên quyết không tháo dỡ vì không có văn bản nào yêu cầu dựng nhà tạm nông thôn và vùng sâu vùng xa mà phải xin phép chính quyền.

Một người dân nói: “Dân làng rất bức xúc vì chính quyền liên tục tra tấn và khủng bố những người nghèo và đặc biệt là làng phong chúng tôi, không cho chúng tôi được tự do tín ngưỡng”.

Khoảng 10 giờ 30 phút, công an xã đã điện thoại lên huyện Mang Yang xin hỗ trợ và tiếp tục trấn áp dân làng tại làng phong Đakpnan xã Kon Thụp, huyện Mang Yang. Chỉ một lúc sau, các ban ngành của huyện đi trên nhiều xe đã vào làng bắt buộc dân chúng phải tháo dỡ và đe dọa sẽ cưỡng chế nếu dân làng không chấp hành.

Hiện tại tất cả các ban ngành của xã và huyện đang có mặt tại làng gây áp lực và khủng bố tinh thần dân làng. Anh Bơi xin mọi người cùng hiệp thông với dân làng cầu nguyện cho dân làng luôn đoàn kết vượt qua khó khăn này.

Tường trình từ Gia Lai

Image

 

Image

 

Tháp chuông bị tháo dỡ, nằm ngổn ngang với những cây cừ tràm, Một khung nhà tạm bợ dân làng phong cùi dựng nên để làm nơi cầu nguyện, nhưng sáng nay, 13.09.2012, chính quyền lại cưỡng chế tháo dỡ

http://danchuahiepthong.com/index.php?option=com_content&view=article&id=7284:chinh-quyn-gia-lai-li-tn-cong-ton-giao-ti-lang-cui-akpnan&catid=83:vit-nam&Itemid=542

HẠNH PHÚC & NƯỚC MẮT – CN XXIV TN B 16/09/2012

Chúa Nhật 24 Thường Niên Năm B

Anh Em Bảo Thầy Là Ai

Image

 

X Lời Chúa: (Mc 8,27-35)

27 Khi ấy, Ðức Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai?” 28 Các ông đáp: “Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó”. 29 Người lại hỏi các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phêrô trả lời: “Thầy là Ðấng Kitô”. 30 Ðức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.

31 Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. 32 Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. 33 Nhưng khi Ðức Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phêrô: “Xatan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”.

34 Rồi Ðức Giêsu gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. 35 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.

Image

X Suy Niệm

“Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”
Ðức Giêsu đặt câu hỏi trên cho các môn đệ
sau khi họ đã ở với Ngài và được Ngài sai đi (x. Mc 3,14),
sau khi họ đã thấy việc Ngài làm, nghe lời Ngài giảng.
Hôm nay Ðức Giêsu cũng đặt câu hỏi này cho tôi
sau khi tôi đã theo đạo một thời gian dài,
đã cầu nguyện và tham dự các bí tích…
“Còn anh, anh bảo Thầy là ai?”
Câu hỏi này nhắm thẳng vào tôi, đòi tôi phải trả lời.
Tôi không được trả lời qua loa hay máy móc.
Câu trả lời của tôi phải bắt nguồn từ một kinh nghiệm,
kinh nghiệm gặp gỡ và quen biết Ðức Giêsu.
Chẳng nên theo một người mà mình không quen và tin tưởng.

Ðời tín hữu là một hành trình tìm kiếm không ngừng
để khám phá ra khuôn mặt luôn mới mẻ của Ðức Giêsu.
Ngài thật là một mầu nhiệm khôn dò và quá phong phú.
Chúng ta chỉ mon men đến gần,
nhưng không sao múc cạn được mầu nhiệm ấy.
Phải thanh lọc những hình ảnh ta vốn có về Ngài.
Người làng Na-da-rét cứ nghĩ Ðức Giêsu chỉ là bác thợ.
Gioan Tẩy Giả nghĩ Ngài là một Mê-si-a vinh quang toàn thắng.
Phải gột bỏ cái biết cũ về Ngài
để đón nhận một Ðức Kitô khác, vượt xa điều mình nghĩ.
“Tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa”.
Cần trở nên trẻ thơ để nhận ra khuôn mặt thật của Giêsu.

Hôm nay, chúng ta dễ dàng trả lời như Phêrô:
“Thầy là Ðức Kitô”,
và hơn Phêrô: “Thầy là Ngôi Lời nhập thể, là Con Thiên Chúa”
Nhưng vấn đề không phải chỉ là trả lời đúng câu hỏi
mà còn là sống tận căn thân phận của Thầy.
Ngay sau khi loan báo con đường khổ nạn mình sắp đi,
Ðức Giêsu loan báo con đường dành cho người môn đệ.
Môn đệ chỉ có một con đường, con đường của Thầy.
Thầy đã sống phận người với tất cả bấp bênh tăm tối,
tôi có dám sống phận người của tôi trong niềm vui không?
Thầy đã chịu chết vì làm chứng cho sự thật,
tôi có dám hiến mạng tôi vì Thầy và vì Tin Mừng không?
Thầy đã vượt qua đau khổ để vào vinh quang bất diệt,
tôi có dám chọn con đường khiêm hạ và nghèo khó không?

“Người ta bảo Thầy là ai?”
Ta cần biết cái nhìn của con người hôm nay về Ðức Giêsu.
Nhiều cái nhìn đúng nhưng chưa đủ.
Truyền giáo là giúp người ta biết đúng và đủ về Ngài.
Không phải là cái biết lý thuyết trong sách vở,
nhưng là cái biết thân tình của người môn đệ.
Cuộc sống của ta vén mở căn tính của Ðức Giêsu.
Dung mạo của ta phải mang nét đặc trưng của Ngài.
Ðức Giêsu đã nói: “Ai thấy Thầy là thấy Cha” (Ga 14,9).
Chúng ta ao ước nói: “Ai thấy tôi là thấy Ðức Giêsu”.

Image

 

X Cầu Nguyện

Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa,
Chúa đã làm người như chúng con,
nên Chúa hiểu gánh nặng của phận người.
Cuộc đời đầy cạm bẫy mời mọc
mà con người lại yếu đuối mong manh.
Hạnh phúc thường được trộn bằng nước mắt,
và giữa ánh sáng, cũng có những bóng mờ đe dọa.

Lạy Chúa Giêsu,
nếu có lúc con mệt mỏi và xao xuyến,
xin nhắc con nhớ rằng trong Vườn Dầu
Chúa đã buồn muốn chết được.
Nếu có lúc con thấy bóng tối bủa vây,
xin nhắc con nhớ rằng trên thập giá
Chúa đã thốt lên: Sao Cha bỏ con?

Xin nâng đỡ con, để con đừng bỏ cuộc.
Xin đồng hành với con, để con không cô đơn.
Xin cho con yêu đời luôn
dù đời chẳng luôn đáng yêu.
Xin cho con can đảm
đối diện với những thách đố
vì biết rằng cuối cùng chiến thắng
thuộc về người có niềm hy vọng lớn hơn. Amen.

Trích tập Manna B của LM Nguyễn Cao Siêu, SJ