Archive | May 2019

Niềm tin và hy vọng của chúng ta (Ga 16, 16-20) – Thứ Năm Tuần VI PS 30-5-2019

ga-16-16-20

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 16: 16-20)

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi một ít nữa các con lại thấy Thầy, vì Thầy về cùng Cha”. Bấy giờ các môn đệ hỏi nha: “Điều Người nói với chúng ta: Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi một ít nữa các con lại thấy Thầy, vì Thầy về cùng Cha như thế có ý nghĩa gì? Chúng tôi không biết Người muốn nói gì?”

Chúa Giêsu nhận thấy họ muốn hỏi Người, nên Người bảo họ: “Các con hỏi nhau vì Thầy đã nói: Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi một ít nữa các con lại thấy Thầy, Thầy bảo thật với các con “các con sẽ than van khóc lóc, còn thế gian sẽ vui mừng. Các con sẽ buồn sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui”.

Buon & Vui

 SUY NIỆM

“Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy, vì Thầy về cùng Cha”. Những lời dạy của Chúa làm cho các môn đệ khó hiểu là vì họ chưa thực sự đón nhận được Thần Khí của Chúa.

Quả vậy, sau khi Chúa Giêsu đã đi vào cuộc thương khó – chết và sống lại – và nhất là sau khi đã nhận lãnh Thần Khí của Chúa, các môn đệ mới thực sự hiểu những lời ấy là Chúa nói về biến cố vượt qua của Chúa: Chúa bị giết chết nhưng sau đó Chúa đã phục sinh và về trời ngự bên hữu Chúa Cha. Tuy nhiên, để đón nhận được những biến cố ấy, các môn đệ phải trải qua kinh nghiệm mà chính Chúa Giêsu đã nói trước: “Các con sẽ than van khóc lóc, còn thế gian sẽ vui mừng. Các con sẽ buồn sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui”. 

Là những Kitô hữu bước theo đường Chúa đi, chúng ta cũng phải gặp những gian nan thử thách như các môn đệ. Chúng ta cũng phải đối đầu với những khó khăn của cuộc sống, với những cám dỗ của thế gian, xác thịt và ma quỉ. Đời sống đức tin của chúng ta luôn bị những cám dỗ này thử thách. Và nếu thực sự không có ơn Chúa trợ giúp, chúng ta sẽ “than van khóc lóc, còn thế gian sẽ vui mừng”. Nhưng Chúa đã sống lại, Chúa đã chiến thắng thế gian và ma quỉ. Đó là niềm tin và hy vọng của chúng ta. Hãy luôn bám vào Chúa. Hãy luôn cậy dựa vào Chúa. Chúng ta sẽ cảm nhận được điều Chúa dạy: “Các con sẽ buồn sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui”.

thang_thien

Cầu Nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, Chúa Giêsu đã đạt tới toàn thắng vinh quang nhờ trải qua một cái chết khủng khiếp, mà nhân loại tưởng là sự thất bại nhục nhã.

Trong những lúc gặp thử thách, xin cho chúng con biết kiên tâm tin tưởng nơi Chúa với tất cả niềm hy vọng. Chúa sẽ ra tay giúp chúng con trong giờ phút cuối cùng mà chúng con không ngờ trước được.

Xin giúp con biết luôn tín thác và cậy trông vào Chúa.

Amen.

———————————————————-

Nguồn: GKGĐ Giáo Phận Phú Cường https://giaophanphucuong.org/suy-niem-hang-ngay/suy-niem-thu-nam-tuan-vi-phuc-sinh-c—gkgd-giao-phan-phu-cuong-15933.html

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

 

 

 

 

 

 

 

KHI THẦN CHÂN LÝ ĐẾN (Ga 16, 12-15) – 29-5-2019 Thứ Tư Tuần VI Phục Sinh

165409_255394441264914_457923715_n

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 16: 12-15)

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ các con không thể lĩnh hội được. Khi thần chân lý đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật. Vì Người không tự mình mà nói, nhưng Người nghe gì thì sẽ nói vậy, và Người sẽ bảo cho các con biết những việc tương lai. Người sẽ làm vinh danh thầy, vì Người sẽ lãnh nhận từ nơi thầy mà truyền cho các con. Tất cả những gì Cha có, đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: “Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con”.

Holy-Spirit-Best-Relationship 

Suy Niệm:

Trong trình thuật Tin mừng hôm nay Đức Giêsu nói với các môn đệ Người cũng có ‘nhiều điều’ hơn, hay nói khác đi Người hứa hẹn có một “Đấng đa năng” có thể giải quyết ‘nhiều điều’ để cho các môn đệ cũng như cho bạn và cho tôi; nhưng không như những mặt hàng quảng cáo, chúng ta không phải trả bất kỳ khoản phí vận chuyển hoặc xử lý phân phối bổ sung nào. Tất cả những gì là kiến thức, trí tuệ, sự hiểu biết và tình yêu – Người muốn ban tặng tất cả những điều đó cho chúng ta và Người muốn chúng trở thành của mỗi cá nhân, của bạn cũng như tôi!

Khi Đức Giêsu nói những lời trên với các môn đệ, Ngài biết rằng họ đang lo lắng về tương lai của họ; bởi vì Người đã nói với họ rằng Người sẽ ra đi, mà không phải là đi lên vinh quang, nhưng là đi để chịu khổ nhục, chịu bắt bớ, lên án và bị giết chết – còn nỗi buồn phiền nào hơn! Tuy nhiên điều tệ hơn nữa, Người còn loan báo cho họ biết rằng sau khi Người ra đi, chính họ sẽ phải trải nghiệm nhiều sự chống đối và bách hại…. Tất cả những gì họ học được từ Chúa Giê-su trong ba năm theo Người, và những kinh nghiệm từ chính bản thân họ dường như không đủ để họ đối mặt với viễn cảnh của một cuộc sống mà không có Người. Vì vậy, những lời của Đức Giêsu ở đây có tác dụng động viên khích lệ các môn đệ để các ông vững tin vào Người.

Đức Kitô khi đến trong trần gian đã đem lại cho nhân loại sự thật về Thiên Chúa tình yêu. Ngài rao giảng sứ điệp đó không chỉ bằng lời nói, mà còn bằng cả một cuộc đời hiến tế, để có thể nói lên tiếng nói yêu thương cho đến cùng, cho đến chết trên thánh giá. Tuy nhiên, con đường đó lại là “điên rồ đối với người Hy lạp”, “vấp phạm đối với người Do thái”, và cũng là “nghịch lý” đối với người thời nay. Vì thế, đó cũng là con đường không mấy ai hiểu, không mấy ai theo; hoặc không muốn hiểu, không muốn theo: “Bây giờ, anh em không có sức chịu nổi”. Sự thật toàn vẹn đó chỉ có thể hiểu nổi, theo nổi nhờ Thần Khí.

 Thánh Thần được ban cho các môn đệ khi Đức Giêsu ra đi về cùng Cha. Nói cách khác, Đức Giêsu, Đấng Được Xức Dầu đến và hành động theo thánh ý Chúa Cha là do bởi quyền năng Chúa Thánh Thần. Nay công cuộc cứu độ đã hoàn tất, Ngài lại ban Thánh Thần cho nhân loại để tiếp tục hoàn thành ơn cứu độ ấy nơi lòng của từng người và của thế giới. Như thế vai trò của Chúa Thánh Thần hôm nay trong Hội Thánh là đưa dẫn Hội Thánh tới ơn cứu độ trọn vẹn. Để thực hiện vai trò này, Chúa Thánh Thần không làm điều gì khác. Ngài chỉ nhắc cho Hội Thánh nhớ lại những gì Đức Kitô, và khi Hội Thánh đã nhớ, Ngài giúp cho Hội Thánh thấu hiểu. Chúa Thánh Thần chính là “trí nhớ của Hội Thánh”.

ga-16-12-15

 Ðón nhận hiểu biết từ Thánh Thần đối với các môn đệ là một khám phá lại về Đức Giêsu, vì Thánh Thần loan truyền những gì đã lãnh nhận từ Ngài. Ðây chẳng phải là một vòng lẩn quẩn hay dư thừa, vì dù cho đã sống ba năm hay hơn nữa, các môn đệ vẫn chưa hiểu về Thầy, nếu không được Thánh Thần hướng dẫn.

Biến cố hiện xuống của Chúa Thánh Thần là lật lại trang sử cuộc đời của Đức Giêsu. Nếu trước đây các tông đồ đã sống trong những trang sử ấy và đã không hiểu gì thì bây giờ nhờ sự trợ giúp của Thánh Thần, các ông sẽ đọc được ý nghĩa của các dấu chỉ. Bây giờ Phêrô sẽ không còn khó chịu khi thấy hai bàn tay đã làm nhiều phép lạ lại sẵn sàng đưa ra cho người ta bắt trói. Ông cũng sẽ không còn trốn chạy trước khổ hình Thập Giá. Nhờ Thánh Thần, Phêrô và các tông đồ đã thực sự hiểu biết. Sự hiểu biết đã mang lại cho các ông sức mạnh, vì hiểu biết giúp các ông sáp nhập vào Ðức Kitô. Họ sống nhưng không còn là họ sống nữa mà là chính Ðức Kitô sống trong họ.

Và cũng chẳng có một sự thật, một con đường và một sự sống nào khác ngoài Chúa Kitô, nên người tín hữu hôm nay cũng được mời gọi hướng về Ngài. Như các tông đồ xưa, họ đã chẳng khám phá ra Ðức Kitô, nếu không được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Thiếu vắng Thánh Thần, cái nhìn của tín hữu chỉ là cái nhìn chủ quan, hiểu biết cũng hạn hẹp, mù lòa. Chính khi đã khám phá ra sự thật, họ mới vững niềm tin và mạnh dạn bước theo tiếng gọi của Ngài.

Những điều Thiên Chúa muốn nói qua Người Con đã được ghi lại trong bộ Thánh Kinh, còn Chúa Thánh Thần dần dần vén màn cho chúng ta thấu hiểu được sự thật toàn vẹn. Chính vì thế, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy các tông đồ phải đợi đến khi Chúa Thánh Thần hiện xuống mới hiểu được những lời Chúa Giê-su đã nói. Và cũng không lạ khi những lời đã được viết ra cả hằng ngàn năm nay, mỗi khi được tuyên đọc, vẫn khơi dậy trong chúng ta những tâm tình những hiểu biết và những sứ vụ luôn luôn mới.

Nhờ sự hướng dẫn của Thần Khí giúp ta quyết định đúng đắn hay khi ta phải xem xét một tình huống khó khăn, hoặc có một cuộc trò chuyện căng thẳng, mà  có một câu hát, dòng nhạc từ bài thánh ca nào đó làm sáng lòng bạn, soi dẫn những tâm tư suy nghĩ của bạn, thì đó cũng có thể là do Thần Khí. Hoặc có một câu Kinh thánh tác động đến bạn như một phương thế để bạn có thể giúp một trong những đứa con của bạn, hoặc những đứa trẻ mà bạn có trách nhiệm; đó cũng là nhờ bởi Thần Khí. Hay khi có một người bạn trao tặng một lời khuyên làm xuyên thấu tâm tư, rung động trái tim của bạn – một lần nữa, đó có thể là nhờ Chúa Thánh Thần…

CPentecostVs

Như vậy, trong cuộc sống của chúng ta luôn có Chúa Thánh Thần làm bạn đồng hành mà chúng ta có thể cậy dựa, cầu xin bất cứ lúc nào như lời Ðức Giêsu đã hứa “Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn.” (c. 13b) – Chúa Thánh Thần là “Đấng Đa Năng” tuyệt vời!

Thánh Thần chỉ có sứ mạng là đưa con người đến với Cha và Con là Ðức Giêsu. Ngài chẳng tìm vinh quang cho mình, nhưng chỉ tìm tôn vinh và làm chứng cho Ðức Giêsu. Cha cũng chẳng tìm mình. Cha chẳng giữ gì làm của riêng. “Mọi sự Cha có đều là của Thầy” (c.15) Cha là nguồn mạch luôn trào dâng qua Con. Con là Con vì đón nhận tất cả từ Cha. Tình yêu liên kết Cha và Con là Thánh Thần, Khi chiêm ngắm thế giới của Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta thấy đó là một cộng đoàn lý tưởng. Mỗi ngôi vị đều sống cho hai ngôi vị kia. Yêu thương và hiệp thông với nhau đòi từ bỏ. Nhưng từ bỏ lại làm cho mỗi ngôi vị trọn vẹn là mình, và sống trong hạnh phúc viên mãn. 

Đức Chúa Giêsu đã muốn dạy dỗ và đào tạo các môn đệ, về mọi phương diện để các ông có thể trở nên nhân chứng có uy tín về Đấng Thiên Chúa sai đến giải thoát nhân loại. Nhưng vì các môn đệ Chúa chưa được vững dức tin lại nhát gan và khả năng tiếp thu chưa được phát triển. Điều này cũng cần phải có thời gian, cần thử thách. Nên khi về cùng Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu sẽ xin Thiên Chúa Cha sai Chúa Thánh Thần đến để khơi dậy những điều Chúa Giêsu đã dạy các ông. Đồng thời Chúa Thánh Thần cũng cho các ông nhớ lại gương sáng của Đức Giêsu.

Các môn đệ cũng vì cảm thấy mình còn thiếu thốn về hiểu biết, về ngôn ngữ để trình bày chân lý nên cũng sợ, cũng lo. Vậy Chúa Giêsu đã nói với các ông: Thầy có nhiều điều phải nói nhưng vì anh em không có sức tiếp thu cả một lúc, nhưng khi Thần khí được Cha sai đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Đức Chúa Thánh Thần sẽ nói cho anh em những điều Thầy đã nói với anh em, Người sẽ nói lại và loan báo cho anh em những điều sẽ còn xảy đến.

Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì Chúa đã để lại cho chúng con món quà quý giá là Chúa Thánh Thần – Đấng dẫn đưa chúng ta vào tất cả sự thật. Xin giúp chúng con luôn bước đi trong sự thật để đạt tới hạnh phúc muôn đời. Amen. 

Huệ Minh

Nguồn: https://giaophanphucuong.org/suy-niem-hang-ngay/thanh-than-va-su-mang—suy-niem-thu-tu-tuan-vi-phuc-sinh-c-15951.html

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

 

 

 

 

 

 

 

 

Có lợi cho anh em – Lời Chúa: Ga 16, 5-11 – Thứ Ba Tuần VI Phục Sinh 28-5-2019

Chua hien ra2

Lời Chúa: Ga 16, 5-11
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy, và không ai trong anh em hỏi: ‘Thầy đi đâu?’ Nhưng vì Thầy nói ra các điều ấy, nên lòng anh em tràn ngập ưu phiền. Song, Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em. Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử; về tội lỗi: vì chúng không tin vào Thầy; về sự công chính: vì Thầy đến cùng Chúa Cha, và anh em không còn thấy Thầy nữa; về việc xét xử: vì Thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi.”

Chua Thanh Than3

Suy niệm:
Người Pháp vẫn thường nói: ra đi là chết một chút.
Cuộc chia ly nào cũng đem lại những mất mát buồn phiền.
Khi biết mình sắp phải chia tay Thầy, các môn đệ cũng không tránh khỏi tâm trạng đó (c.6). Gần ba năm sống bên Thầy, tuy ngắn ngủi nhưng có bao là kỷ niệm.
“Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy” (c. 5).
Thầy Giêsu đã an ủi bằng cách nói rằng mình đi để dọn chỗ cho họ. Rồi Thầy trò lại được chung sống bên nhau (Ga 14, 1-3).
Chuyện Thầy về với Cha lẽ ra phải làm họ vui sướng, vì Thầy được Cha tôn vinh (Ga 14, 28).
Nhưng lý do chính khiến Thầy ra đi là nhằm lợi ích cho môn đệ.
“Nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em” (c. 7).
Rõ ràng sau khi Đức Giêsu chết, phục sinh, hiện ra nhiều lần và lên trời, sau khi các môn đệ không còn thấy Ngài nữa, thì Đấng Bảo Trợ bắt đầu đóng một vai trò quan trọng.
Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần, sẽ làm công việc của một người Thầy.
“Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em (Ga 14, 26).

Chua Thanh Than2

Thầy Thánh Thần giúp ta hiểu được và đến được với Thầy Giêsu.
Thánh Thần như người phụ đạo, tiếp nối việc giảng dạy của Thầy Giêsu.
Thánh Thần còn là người làm chứng cho Thầy Giêsu nữa, để các môn đệ cũng can đảm trở nên chứng nhân cho Thầy (Ga 15, 26-27).
“Thầy đi thì có lợi cho anh em” (c.7).
Khi Đức Giêsu hoàn tất phần công việc Cha giao cho mình (Ga 17, 4; 19, 30), Ngài chuyển giao mọi việc còn lại cho Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ. Ngài tìm điều có lợi hơn cho sự lớn lên của các môn sinh, dù Ngài rất yêu họ và muốn được sống gần họ (Ga 13, 1; 17, 24).
“Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em” (Ga 14, 18).
Đức Giêsu đến với môn đệ bằng việc sai Thánh Thần.
Đúng là họ sẽ chẳng bao giờ mồ côi, vì họ đã có một Đấng Bảo Trợ.

Chua Thanh Than

Trong cuộc sống lắm khi người Kitô hữu thấy Chúa Kitô như vắng mặt. Buồn chán, thất vọng, xao xuyến, sợ hãi, khô khan chiếm lấy lòng mình. Không phải lúc nào cũng thấy Chúa gần bên, ấm áp và thân thiện.
Những lúc khó khăn đó lại có thể là dịp để ta tập yêu Ngài cách nhưng không, tin Ngài chỉ tìm điều có ích hơn cho ta, và kiên nhẫn đợi chờ quà tặng bất ngờ do Ngài gửi đến.

165409_255394441264914_457923715_n

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Thánh Thần,
xin Ngài hãy đến như cơn gió mát
thổi vào đời con,
thổi vào Giáo Hội,
thổi vào thế giới,
để đem lại cho chúng con
sự tươi mới nhẹ nhàng, sự tự do thanh thoát.
Xin Ngài hãy đến như dòng nước trong
chảy vào đời con,
chảy vào Giáo Hội,
chảy vào thế giới,
để cuốn trôi đi mọi nhơ nhớp, khô cằn, cứng cỏi,
và làm bật dậy
những mầm xanh sự sống nơi chúng con.
Xin Ngài hãy đến như ngọn lửa hồng
chiếu sáng đời con,
chiếu sáng Giáo Hội,
chiếu sáng thế giới,
để chúng con không còn đồng lõa với tối tăm,
nhưng mang trong tim một ước mơ nóng bỏng,
đó là làm cho vũ trụ này rực sáng Tình yêu.

Nguồn: https://www.facebook.com/298365146986970/posts/487140811442735/

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25/5: Thánh Bê-đa khả kính – Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh (khoảng 673-735)

St._Beda-Venerabilis

1. Ghi nhận lịch sử – Phụng Vụ

Bède, được gọi là đấng khả kính và được Alcuin gọi là Giáo sư Bède, được tôn làm tiến sĩ Hội thánh vào năm 1879. Ngài cũng được gọi là “cha đẻ của Lịch sử Anh quốc” vì đã viết cuốn Lịch sử Giáo hội nước Anh.

Thánh Bède sinh khoảng năm 673, trong vương quốc Northumbrie, thuộc Anh. Ngài sống thời trẻ và niên thiếu tại tu viện Biển Đức ở Wearmouth, rồi tại Đan viện Jarrow, nơi đây, ngài hoàn tất chương trình đào tạo của mình. Ngài được thụ phong linh mục lúc ba mươi tuổi và tuyên khấn theo tu luật thánh Biển Đức. Ngài ít khi rời Đan viện Jarrow và chỉ đi trong các chuyến ngắn ngày, vì “luôn yêu thích cầu nguyện, viết lách, đọc sách hay giảng dạy…” theo lý tưởng Dòng Biển Đức là “Ora et labora” (cầu nguyện và lao động).

Ở Jarrow, khi phụ trách đào tạo các đan sĩ trẻ, Bède đã viết các sách giáo khoa riêng cho họ, để trước hết dạy họ tiếng La tinh và khoa hùng biện cổ điển. Vào thời ấy, hai khoa này là nền tảng để học văn hóa, bằng cách trích dẫn các mẫu gương trong Kinh thánh và các Giáo phụ. Rồi ngài sáng tác các tác phẩm khác, trước hết để giảng dạy và tìm hiểu Kinh thánh: ngài dành công việc quan trọng nhất của mình vào việc thi hành nhiệm vụ này, bằng cách chú giải các Sách Thánh. Theo phương pháp của các Giáo phụ như các thánh Augustinô, Jérôme và Grégoire Cả, Bède giải thích Kinh thánh chủ yếu theo nghĩa phụng vụ.

Theo tư tưởng của thánh đan sĩ thành Jarrow, lịch sử cứu độ được tiếp diễn ngay cả sau thời Tân ước và cũng kéo dài trong sự phát triển của quê hương ngài. Như đã viết các bài chú giải Kinh thánh, ngài cũng soạn thảo danh mục các vị tử đạo và hạnh các thánh, như hạnh thánh viện phụ Benoit Biscop, đấng sáng lập tu viện Wearmouth và hạnh thánh giám mục Curthbert. Tuy nhiên, tác phẩm đặc biệt làm cho ngài nổi tiếng chính là cuốn Historia Ecclesiastica Gentis Anglorum (Lịch sử Giáo hội nước Anh). Cuốn này là nguồn tư liệu quan trọng đối với lịch sử của người dân Anglo-Saxon cổ xưa.

Thánh Bède qua đời ở tuổi sáu mươi tại Đan viện Jarrow. Cuthbert viết trong một lá thư như sau: “Ngài tắt thở trên nền gạch của phòng mình trong khi còn đang hát câu: Sáng danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần…”.

2. Thông điệp và tính thời sự

a. Lời nguyện riêng rất ngắn, cầu xin cùng Chúa: “Lạy Chúa, Chúa đã dùng một học giả uyên thâm là thánh Bède khả kính mà làm cho Hội thánh thêm vinh quanh rạng rỡ. Nhờ sự khôn ngoan và công nghiệp của thánh nhân, xin cho chúng con là tôi tớ Chúa được luôn soi sáng và giúp đỡ.”

Thánh đan sĩ này được tôn vinh bằng tước hiệu Khả Kính (le Vénérable) và nên mẫu mực cho các tu sĩ Dòng Biển Đức. Các tu sĩ này xây dựng đời mình trên nền tảng cầu nguyện và lao động. Thánh nhân yêu thích đọc sách, viết lách và dạy dỗ. Tuy nhiên ngài tìm thấy hạnh phúc nhất khi chiêm niệm. Thánh Bède có lần cầu nguyện: “Lạy Chúa, con say sưa nếm hưởng những lời khôn ngoan của Ngài. Xin ban cho con một ngày nào đó được ở bên Ngài là nguồn mạch của mọi sự hiểu biết, và được chiêm ngắm thánh nhan Ngài muôn đời.

b. Việc suy niệm, việc “nghiền ngẫm” lời Chúa, đối với ngài, vẫn luôn là nhiệm vụ hàng đầu, nhằm đảm bảo một sự quân bình hoàn hảo cho đời sống đan sĩ và cho công cuộc nghiên cứu và dạy dỗ. Như thánh Cuthbert nói, điều này mang lại cho ngài niềm thanh thản trước cái chết mà ngài từng chờ đợi trong tâm tình cảm tạ và vui tươi. Thật thế, vài ngày trước khi thánh nhân qua đời, anh em trong Dòng buồn phiền than khóc. Nhưng ngày ấy đã đến với ngài trong hân hoan. Các Bài đọc – Kinh sách nhắc lại những lời cuối đời, ngài nói với anh em: “Đã đến lúc, nếu đó là ý của Đấng Tạo Thành tôi phải trở về cùng Người… Tôi đã sống lâu rồi; vị thẩm phán nhân lành đã an bài kỹ lưỡng cuộc đời của tôi. Đã đến giờ tôi phải ra đi, vì ao ước của tôi là ra đi để được ở với Đức Kitô. Quả thật, linh hồn tôi ao ước được thấy Đức Kitô, vua của tôi, với vẻ đẹp oai phong của Người.”

c. Khi mô tả những giờ phút cuối đời thánh đan sĩ, Cuthbert kể cho chúng ta tinh thần bác ái và lòng đơn sơ của thánh nhân theo như Tin Mừng cổ vũ: “Đến ba giờ chiều, người bảo tôi: Tôi còn vài đồ quí để trong rương: hạt tiêu, khăn mặt và nhủ hương. Hãy đi mau, đưa các linh mục ở tu viện chúng ta đến gặp tôi – để tôi phân phát cho các ngài những tặng vật bé nhỏ Thiên Chúa đã ban cho tôi …” Vì thế nghệ thuật ảnh tượng thích minh họa cảnh người qua đời trong vòng tay anh em đang cầu nguyện và hát kinh Sáng Danh.

Enzo Lodi

Lời nguyện:

Lạy Chúa, Chúa đã dùng một học giả uyên thâm là thánh Bê-đa linh mục làm cho Hội Thánh thêm vinh quang rạng rỡ. Nhờ sự khôn ngoan và công nghiệp của thánh nhân, xin cho chúng con là tôi tớ Chúa được luôn soi sáng và giúp đỡ.

Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con. A men.

Nguồn: https://www.tonggiaophanhanoi.org/phung-vu/hanh-cac-thanh/11584-ngay-25-5-thanh-be-da-kha-kinh-linh-muc-tien-si-hoi-thanh-khoang-673-735.html

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

 

 

 

 

 

 

 

 

25-5 -Thánh MARIA MADALENA ĐỆ PAZZI (1566-1607)

SantaMariaMaddalenaPazzi-1a-376x500

Thánh Maria Mađalêna đệ Pazzi sinh năm 1566 tại Florence. Khi rửa tội Ngài được đặt tên là Catarina. Ngay từ nhỏ, Ngài đã ham thích cầu nguyện và làm việc lành. Muốn cho Ngài vui thích, cứ việc đọc cho Ngài nghe truyện các thánh hay là dẫn Ngài tới nhà thờ.

Lên 7 tuổi lòng thương người của Ngài đã tiến xa tới độ nhịn ăn để giúp đỡ người nghèo. Có dịp về miền quê, niềm vui chính của Ngài là tập họp trẻ em lại để dạy giáo lý cho chúng. Một lần kia, khi mới bắt đầu dạy đạo cho một em bé con một nông dân, thì Ngài được báo cho biết là phải trở về Florence. Ngài đã buồn rầu đến độ không cầm được nước mắt, Cha Ngài chỉ có thể an ủi Ngài bằng cách dẫn em bé ấy về để dạy cho xong.

Thánh nữ có lòng sùng kính phép Thánh Thể một cách đặc biệt. Lên 10 tuổi, tức là năm 1576, Ngài được rước lễ lần đầu. Dịp này, Ngài đã khấn dâng mình trọn vẹn cho Chúa. Năm 13 tuổi Ngài còn tự ý làm một mão gai để đội đầu mỗi khi đi ngủ để cảm thông với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô.

Đến 16 tuổi, Catarina đã ao ước được gia nhập dòng Carmêlô. Sau một thời gian luỡng lự, cuối cùng cha mẹ Ngài đã chấp nhận, Catarina vào dòng ngày 14 tháng 8 năm 1582 và ngày 30 tháng giêng năm 1583, được mặc áo dòng với danh hiệu Maria Madalena. Cuộc đời Ngài là một phép lạ liên tục. Một cơn bệnh xâu xé Ngài. Có nữ tu hỏi thánh nữ xem bí mật nào đã giúp Ngài nhẫn nại chịu đựng như vậy, chỉ vào cây thánh giá Ngài trả lời: – Hãy xem điều Chúa Giêsu đã làm để cứu chuộc tôi. Những ai nhớ tới những đau khổ của Chúa Giêsu và dâng những đau khổ của mình lên Thiên Chúa, họ chỉ còn thấy êm ái đối với những gì mình phải chịu mà thôi.

Thánh MARIA MADALENA ĐỆ PAZZI

Đau đớn vì bệnh hoạn, thánh nữ lại hay xuất thần. Những yếu tố ấy đều góp phần xây dựng đời sống thánh thiện của Ngài. Dù suốt năm năm liền kể từ tháng 6 năm 1585, Ngài đã phải trải qua một cuộc thử thách dữ dằn, Thiên Chúa cho Ngài thấy sự dữ đang diễn ra trong Giáo hội, những xúc phạm do hàng giáo sĩ và do các giám mục gây nên. Các tu sĩ trong cộng đoàn vấp phạm vì những khuyến cáo Ngài trình lên Đức Giáo Hoàng và các đức giám mục để thực hiện cuộc canh tân. Sự nghi ngờ của họ trở thành sự khinh bỉ, khi thánh nữ chịu cơn thử thách khủng khiếp này, là thấy mình bị Thiên Chúa bỏ rơi. Thêm vào đó, Ngài còn bị cám dỗ trở nên kiêu căng thất vọng.

Dầu vậy, ý chí của Ngài bám chặt vào Chúa không ngơi, Ngài chỉ còn biết rên rỉ: – Tôi không hiểu mình có còn trí khôn nữa không. Tôi không thấy mình còn có gì đáng kể ngoài một chút thiện chí là không bao giờ dám xúc phạm đến Thiên Chúa.

Nhưng nhìn lên thánh giá Ngài thêm phấn khởi: – Đừng chết, nhưng chớ gì được chịu đau khổ mãi.

Bị cám dỗ quá, Ngài gieo mình vào bụi gai, bình thường Ngài hãm mình kinh khủng và thường mặc áo nhặm.

Năm năm bão tố trôi qua nhằm lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống trong khi hát kinh tạ ơn, Maria Madalena đã bỗng xuất thần và thưa với bề trên trong niềm vui mừng: – Bão tố qua rồi, xin hãy giúp con cảm tạ Chúa tạo thành khả ái.

Từ đây Ngài chỉ còn ước muốn vô cùng là được làm việc để tôn vinh Chúa và mưu ích cho các linh hồn. Ngài luôn tìm kết hiệp với thánh ý Chúa. Thánh Thần đọc cho Ngài những ý tưởng thâm sâu và hai chị thơ ký đã ghi thành một pho sách được các người nhân đức và thông thái ở Ý chuẩn nhận.

en_pazzi_logo_new

Với nhiệt tình, Ngài đã nguyện hy sinh không muốn biết đến một sự dịu ngọt nào nữa. Khi làm phó bề trên, Ngài bị tật bệnh dày vò lại còn mất ơn an ủi, cha linh hướng tìm cách an ủi, nhưng Ngài nói:

-Không, đó không phải là thứ an ủi con tìm kiếm. Con chỉ ước mong được đau khổ đến lúc cuối đời.

Khi sắp từ trần thánh nữ nói:

-Tôi sắp từ giã mà không hiểu tại sao một thụ tạo lại quyết tâm phạm tội chống lại Chúa tạo thành được.

Với các nữ tu vây quanh, Ngài nói những lời sau cùng:

-Tôi sắp từ giã các chị để đi vào vĩnh cửu, tôi xin các chị như là một ân huệ cuối cùng là chỉ yêu mến một mình Chúa, đặt trọn niềm hy vọng nơi Ngài và chịu đựng tất cả vì tình yêu Ngài.

Thánh nữ từ trần ngày 25 tháng 5 năm 1607. Thân xác Ngài vẫn còn nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Nguồn: http://dongcatminh.org/cuoc-doi-thanh-mary-magdalene-de-pazzi/

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

 

 

 

 

 

 

 

15-11 – Lễ kính Thánh An-béc-tô Cả, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh

Thanh Alberto Ca

I. Ghi nhận lịch sử – phụng vụ

Thánh Albertô Cả qua đời tại Cologne ngày 15 tháng 10 năm 1280, và lễ nhớ ngài là ngày giỗ của ngài. Ngài được Đức Giáo Hoàng Grégoire XV phong chân phước ngày 15 tháng 9 năm 1622, và được Đức Piô XII phong thánh với tước hiệu tiến sĩ Hội Thánh ngày 16 tháng 12 năm 1931. Ngài cũng là “thánh bổn mạng của tất cả những ai chuyên nghiên cứu các khoa học vật lý và tự nhiên” (Piô XII).

Thánh Albert sinh tại Lauingen (Bavière), trên bờ sông Danube, khoảng năm 1206. Cha ngài là một sĩ quan cận vệ của vua Fréderic II. Năm 1222, chàng thanh niên Albert vốn tỏ ra có nhiều đức tính, đặc biệt óc quan sát và sự ham thích thí nghiệm, nên được gửi đến thành phố đại học Bologne. Tại đây ngài gặp vị tu sĩ lỗi lạc Jourdain de Saxe, bề trên tổng quyền Dòng Đaminh, biệt danh là “tiếng còi hụ của các trường học” và ngài xin gia nhập Dòng Anh Em Thuyết Giáo.

Năm 1229, tại Padua, thày nhận áo dòng thánh Đa-minh từ chính cha Jourdain de Saxe, và cha nhận ra thày là một con người “thực sự cao quí, cả thể chất lẫn tinh thần” (Thư gửi Diane d’Andalo).

Năm 1228, thầy Albert sống tại Cologne, thành phố đại học, tại đây thầy vừa dạy học vừa theo đuổi việc nghiên cứu. Nhận thấy rõ sự xâm nhập ồ ạt của khoa học Hi Lạp và Ả Rập ở phương Tây, “Thầy Albert” là người tiên phong lao mình vào việc nghiên cứu các bản văn ─ đã dịch sang tiếng la tinh ─ của ba “triết gia – y sĩ” lỗi lạc trong việc truyền bá tư tưởng Aristote: Avicenne, Averroes, và Maimonide. Thế là Aristote được thánh Albert đánh giá là “triết gia siêu hình tinh tế”, và không bị phủ nhận, trái lại còn được chấp nhận và “Kitô hóa”. Triết học Aristote bấy giờ trở thành “nữ tì” của tín lý Kitô giáo, vì theo Maimonide trong Hướng dẫn những người lầm lạc, thì “suy tư triết học không mâu thuẫn với mạc khải, trái lại còn giúp hiểu mạc khải rõ hơn.”

Từ 1245 đến 1248, thầy Albert giảng dạy ở Paris và tiếp tục việc học hỏi và nghiên cứu, luôn luôn trung thành với việc suy gẫm mỗi ngày một trang Kinh Thánh. Cho tới hôm nay, nhiều nơi trong thủ đô còn gợi nhớ đến vị thánh tiến sĩ: công trường Maubert (viết tắt của chữ Magister Albertus), đường Maỵtre-Albert… Trong số các học trò của ngài có thánh Thomas d’Aquin, vị “tiến sĩ thiên thần” tương lai.

Cuối năm 1248, thánh Albert trở về Cologne, tại đây ngài lập Trường Thần học Cao cấp (Studium Generale). Thánh Thomas theo ngài làm học trò, được ngài gửi sang Pháp với lời nhắn nhủ sau: “Bây giờ con hãy trở về Paris, vì con thông minh hơn thầy.” Có thiên khiếu hòa giải, thánh Albert đứng ra làm trọng tài cho nhiều vụ xung đột, trong đó có cuộc xung đột giữa thành phố Cologne với vị tổng giám mục của ngài. Năm 1254, ngài được chọn làm bề trên tỉnh dòng Đaminh vùng Teutonie, gồm nước Đức, Alsace, Bỉ và Hà Lan. Khi ấy ngài phát động phong trào nghiên cứu. Ngài nói với các hội viên tu sĩ của ngài: “Anh em hãy là ánh sáng thế gian và nhà vô địch đức tin”. Ngài cũng trông coi việc tuân giữ hiến pháp Dòng và không ngần ngại ra những hình phạt khi cần.

Năm 1256, thầy Albert đến thành phố Anagni thuộc quyền giáo hoàng, gần Rôma, để bênh vực trước Đức giáo hoàng Alexandrô IV cho vụ kiện các Dòng Khất Sĩ bị tố cáo bởi các giáo sĩ “triều” cho rằng họ là những kẻ lừa đảo khi dám kết hợp việc nghiên cứu với sự nghèo khó. “Các ông là tai ương của thời đại mới!” nhà thần học của Paris tên là Guillaume de Saint-Amour tuyên bố. Thánh Albert và thánh Bonaventura đáp lại: “Trái lại, chúng tôi là niềm hi vọng cho thời đại mới!” Đức giáo hoàng xử các “khất sĩ” thắng kiện, và phong Albert làm giám mục Ratisbonne. Nhưng đây là một thất bại! Sau hai năm giám mục (1160-62), ngài từ chức. Ở tuổi 60, thầy Albert tiếp tục viết các tác phẩm và sẵn sàng cho các hoạt động truyền giáo. Năm 1263, ngài thất bại trong cố gắng phát động cuộc thập tự chinh thứ tám trong vùng nói tiếng Đức, sau đó ngài lại tiếp tục việc giảng dạy: ở Wurzbourg (1264), ở Strasbourg (1267) và ở Cologne (1270). Năm 1274, là năm thánh Thomas Aquinô qua đời, thánh Albert tham dự Công đồng Lyon, tại đây “Người phương Đông và phương Tây ─ theo ghi nhận của vị thánh tiến sĩ – cùng nhau hát chung Kinh Tin Kính bằng tiếng la tinh rồi bằng tiếng Hy lạp”. Năm 1277, khi giám mục Tempier của Paris kết án những luận đề của thánh Thomas, thánh Albert trở lại Paris để biện hộ cho học trò của mình. Thánh nhân tuyên bố về thánh Thomas Aquinô như sau: “Ngài vẫn đang sống giữa chúng ta bằng sự uyên bác và thánh thiện của ngài.”

Những năm cuối đời, thánh Albert Cả mắc những chứng bệnh nghiêm trọng: mắt bị mù và mất trí nhớ. Ngài luôn ở nơi cô tịch “để cầu nguyện và ca hát”, theo lời kể của người viết sử, H. Hedford. Ngài qua đời tại Cologne ngày 15 tháng 11 năm 1280, hưởng thọ gần 80 tuổi, để lại mọi tài sản của mình cho các công cuộc từ thiện.

II. Thông điệp và tính thời sự

Lời Nguyện của ngày, thánh Albert biết “phối hợp kiến thức loài người với chân lý mạc khải”. Các tước hiệu “cao cả” và “tiến sĩ hoàn vũ” mà người ta dành cho ngài nói lên công trình vô song của ngài như là người mở đường cho công trình tổng hợp của thánh Thomas Aquinô, và cả của khoa học thời cận đại. Ngài giảng dạy triết học như một khoa học độc lập, và nhất là như một “nữ tỳ của thần học”: như thế ngài đã mở đường cho phương pháp kinh viện trung thực nhất. Xác tín rằng giữa khoa học và đức tin có sự phân biệt nhưng không mâu thuẫn, ngài đã chăm chỉ quan sát và thí nghiệm. Phụng vụ Giờ Kinh Sách trích một bài bình luận của thánh Albert Cả về phép Thánh Thể, với một sự rõ ràng đáng kinh ngạc: “Chúa không thể truyền cho chúng ta một điều gì ích lợi hơn, êm ái hơn, tốt lành hơn, đáng yêu hơn, mang lại sự sống vĩnh cửu hơn… Bí tích này là bí tích của cây mang quả trường sinh… Bí tích này thể hiện tình yêu và sự hợp nhất… Giống như thể Chúa nói: ‘Họ không thể kết hợp với Ta, và Ta với họ, một cách thâm sâu và gần gũi hơn…’ Trong sự dịu dàng của Người, Thiên Chúa tự trao ban chính mình cho những con người có phúc.

Trong một sắc thư năm 1933, Đức giáo hoàng Piô XI tuyên bố: “Giọng nói hùng hồn của thánh Albert Cả vang lên trong các tác phẩm tuyệt vời của ngài. Giọng nói đó la to lên cho chúng ta với tất cả sức lực rằng khoa học đích thực, đức tin và đời sống dựa trên đức tin có thể hoà hợp trong tinh thần con người, thậm chí bắt buộc phải như vậy, vì đức tin siêu nhiên vừa bổ túc cho khoa học, vừa là đích điểm hoàn hảo nhất của khoa học.”

Một phần quan trọng trong tác phẩm của thánh Albert được dành cho Đức Maria, mà thánh nhân đã học biết và cầu nguyện với Người từ tuổi trẻ, khi đang thời kỳ nhà tập: “Bao giờ chúng ta sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng dung nhan dịu dàng của Đức Maria, Mẹ chúng ta, mà chúng ta đã từng khao khát bấy lâu ở trần gian này? Bao giờ chúng ta sẽ được sống gần Mẹ? Chúng ta có đủ kiên trì không? Khi ấy chúng ta sẽ nghe Mẹ nói: Các con của Mẹ, đây là Mẹ của các con. Các con của Mẹ, đây là Giêsu, anh của các con!”

Enzo Lodi

Nguồn: https://tonggiaophanhanoi.org/phung-vu/hanh-cac-thanh/12787-ngay-15-11-thanh-an-bec-to-ca-giam-muc-tien-si-hoi-thanh-1206-1280.html

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

YÊU NHƯ THẦY (Ga 15, 12-17) – THỨ SÁU TUẦN V PHỤC SINH 24-5-2019

HAY YEU NHAU5

LỜI CHÚA:

12 Khi đến giờ lìa bỏ thế gian mà về với Chúa Cha, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 13Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. 14Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. 15 Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.

16 “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. 17 Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau”.

Ga-15-12-17-640x336

SUY NIỆM:

Đoạn Tin mừng hôm nay là những lời tâm huyết, lời trăn trối của Đức Giêsu nói với các môn đệ yêu quý nhất trong bữa ăn cuối cùng trước khi Ngài bước vào cuộc thương khó khốc liệt. “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em”. Giáo hội đã đón nhận lời dạy này như một “di sản thiêng liêng” và còn gọi là “điều răn mới”. Vấn đề đặt ra điều răn này “mới” ở chỗ nào, mới về thời gian, về ý nghĩa hay về một điều gì khác. Sở dĩ gọi là “điều răn mới” vì Chúa Giêsu muốn người môn đệ “yêu như Thầy”. Không phải yêu theo kiểu “đầu môi chót lưỡi”, yêu để được yêu lại, yêu vì lợi lộc, tiếng tăm hay vì bất cứ một điều gì khác.

Điều răn mới trong Tin Mừng Gioan mang đậm nét Ki-tô học vì là “yêu thương nhau như Thầy đã yêu”. Nghĩa là yêu thương nhau bằng tình yêu mà Đức Giê-su đã dành cho các môn đệ. Thánh Gioan đã định nghĩa “Thiên Chúa là tình yêu”, hay nói cách khác tình yêu là bản chất của Thiên Chúa. Tình yêu ấy lớn hơn mọi thứ lợi lộc của cải vật chất, sâu rộng hơn mọi ước muốn, bao trùm, thắng vượt mọi yếu hèn và tội lỗi của con người. Ngài đã dùng cả cái chết của mình để định nghĩa tình yêu, để chứng minh cho “điều răn mới ấy”. Ngài không chỉ yêu người công chính mà còn yêu cả những người tội lỗi, kẻ vong ân phản bội … Ngài đã yêu và cho đi đến giọt máu cuối cùng.

Đọc tin mừng Thánh Gioan, chúng ta như được thưởng thức một bản tình ca tuyệt đẹp mà trong đó “tình yêu” được xem là một “chủ âm”. Vì tất cả mọi lời nói việc làm của Chúa Giêsu đều diễn tả tình yêu tự hiến vâng phục ý Chúa Cha và hiến mạng để chuộc tội cho loài người chúng ta. Ngài đã đến thế gian để yêu con người với nỗi cuồng si bất tận. Ngài luôn chạnh lòng thương, đồng cảm với niềm vui nỗi buồn của con người. Đi đến đâu Chúa Giêsu cũng thi ân giáng phúc đến đó. Ngài đã đến để chia sẻ niềm vui trong tiệc cưới tại Cana và cũng đến đồng bàn với những người tội lỗi, bất chấp mọi tiếng đời xầm xì khinh dể. Chúa Giêsu tha thứ tội lỗi cho con người, chữa mọi bệnh hoạn tật nguyền về thể xác cũng như tâm hồn. Ngài làm cho người mù sáng mắt, người què đi được, xua trừ ma quỷ, tẩy sạch những gì là nhơ uế. Ngài đặc biệt quan tâm đến người góa bụa, trẻ em, người thấp cổ bé miệng…

Lòng thương cảm của Chúa Giêsu thấm đẫm từng trang Tin Mừng. Từng lời, từng chữ, từng cử chỉ hành động của Ngài đều tỏ cho con người biết tình thương của một  vị Thiên Chúa bao la như một người cha nhân hậu, quảng đại như một người mục tử nhân lành dám hiến mạng vì đoàn chiên, gần gũi thiết thân như một người bạn luôn chia sẻ mọi nỗi khó khăn, nhọc nhằn của con người.

HAY YEU NHAU3

Là kitô hữu, chúng ta được mời gọi sống “điều răn mới” là “yêu như Thầy đã yêu”. Điều này không dễ thực hiện bởi lẽ con người chúng ta còn mang đầy tính ích kỷ, chỉ yêu những gì  thuộc về mình, có lợi cho mình, mấy ai dám yêu kẻ thù để rồi chịu thiệt thòi mất mát. Hãy nhìn lên Chúa Giêsu là khuôn mẫu của tình yêu. Vì thế ai yêu thương thì nên giống Thiên Chúa. Tình yêu ấy chính là động lực cho con người thêm can đảm lướt thắng mọi nỗi sợ hãi, gian nan vất vả kể cả cái chết. Yêu thương càng nồng nàn, đức mến càng rộng khắp, giống như cách nói của thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu…Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả” (1Cr 13, 4.7).

Thiên Chúa bộc lộ cho con người biết mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa thật lớn lao, cao sâu đến nỗi hy sinh cả Người Con Một Duy Nhất. Tình yêu ấy là sự kết hợp và vâng phục ý Cha được thực hiện qua Đức Giêsu. Vì thế ai yêu thương thì nên giống Thiên Chúa, và khi yêu thương con người được gọi là bạn hữu của Thiên Chúa.

HAY YEU NHAU1

Quả thật, đức mến là yêu thương, yêu thương bao hàm sự tin tưởng. Ở một khía cạnh khác, tình yêu có sức năng động sáng tạo. Chính Thiên Chúa đã tác tạo con người có trái tim biết yêu thương để họ xây dựng đời nhau và viên toàn thăng hoa thân phận mình. Kín múc tình yêu từ Thiên Chúa Ba Ngôi, nên ai yêu thương trong Thiên Chúa thì tình yêu ấy luôn bền chặt dù có phải trải qua sóng gió, thử thách. Nếu không có Thiên Chúa là nguyên lý của tình yêu chắc chắn con người không thể yêu thương gắn bó trọn kiếp cho nhau được.

Văn sĩ Gilliéron bảo rằng “ cuộc sống vốn nhiều đau thương và u uẩn, nhưng luôn có một thứ hằng chiếu tỏa biến đổi tất cả đó là Tình Yêu Thương. Không có gì quý giá hơn tình yêu thương. Thế giới chỉ có niềm vui trọn vẹn, có sự an hòa hạnh phúc khi mọi người biết đối xử với nhau bằng tình yêu thương. Tình yêu như không khí để con người hít thở mà tồn tại, thử hỏi cuộc sống này thiếu vắng tình yêu thì ai còn muốn sống. Cây không có gốc thì không đứng vững, con người không biết yêu thương thì không thể tồn tại. Nếu không có tình yêu, chim chóc sẽ ngừng ca hát, hoa lá thôi không nở, sông suối thác nguồn chẳng còn tuôn chảy róc rách. Nếu không có tình yêu, các thánh chẳng còn chịu đổ máu tử vì đạo bởi tình yêu có một mãnh lực phi thường chiến thắng cả sự chết. Tất cả mọi thứ đến từ tình yêu thì luôn vững bền. Giàu sang mà không có tình yêu là thứ giàu sang phù hoa, mau qua, thành công mà vắng bóng tình yêu thì chỉ như ánh hào quang lóe lên rồi vụt tắt. Ở nơi nào đó không có tình yêu ngự trị, nơi đó có tranh chấp, thù hận và dối gian, nơi đó in dấu muộn phiền. Tình yêu làm cho trời bừng sáng, cho đất tràn trề sức sống, cho hạt nảy mầm, cho cây trổ hoa và kết trái.

Trịnh Công Sơn, cố nhạc sĩ tài hoa đã chiêm nghiệm cuộc đời trong từng giai điệu, từng lời ca nốt nhạc. Ông cho rằng “sống trên đời này, chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào để nuôi dưỡng tình yêu, để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá của cuộc đời mỗi người”.

Noi gương Chúa Giêsu, xin cho chúng ta biết yêu thương mọi người xung quanh, quan tâm ủi an giúp đỡ họ dù chỉ là một chén nước lã, dù chỉ là một nụ cười, một ánh mắt cảm thông để tất cả chúng ta cùng được sống mãi trong tình thương của Thiên Chúa.

M. Anh Thư OP

Nguồn: http://tinvuixuanloc.vn/Watch_suy-niem-thu-sau-tuan-v-phuc-sinh-nam-b-yeu-nhu-thay.-m.-anh-thu-op_2355.aspx

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

 

 

 

Yêu mến và vâng phục Lời Chúa: Ga 15,9-11 – Thứ Năm Tuần thứ 5 Phục Sinh 23-5-2019

Ở lại trong tình thương của Thầy Ga 15, 9-11

9Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. 10Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. 11Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn”. 

Ở lại trong tình thương của Thầy1

 

Suy niệm: 

Chúa Giêsu dạy: “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu các con tuân giữ lệnh Thầy truyền, Các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy.”

Suy gẫm:

1. Tôi yêu Chúa. Nhưng tôi không luôn yêu Ngài. Tình yêu của tôi đối với Ngài lúc có lúc không, có khi nồng nàn, có khi lạnh nhạt. Nghĩa là tôi chưa ở lại trong tình yêu của Ngài. Muốn ở lại, tôi phải làm theo Lời Chúa dạy “Nếu các con tuân giữ lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy.”

2. Hễ đã yêu thương ai, hẳn chúng ta muốn sống bên cạnh người ấy để chia sẻ và lấy sở thích của người ấy làm sở thích của mình. Tình yêu giữa con người với nhau còn như thế, huống chi là tình yêu của Thiên Chúa đối với con người. Chúa Giêsu rất mực yêu thương các môn đệ, Ngài muốn họ ở với Ngài cũng như Ngài hằng mơ ước với Thiên Chúa; Ngài muốn họ thực hành Lời Ngài cũng như Ngài luôn vâng lệnh truyền của Chúa Cha.

3. “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy.” Năm 1963, tại Washington, 200.000 người lắng nghe Martin Luther King. Vị mục sư da đen, người đoạt giải Nobel Hòa Bình nói chuyện: “Tôi ước mơ một ngày kia, trên những cánh đồng miền Georgia, con cháu của những người nô lệ và những người chủ nô sẽ ngồi với nhau trong một bàn tiệc huynh đệ. Tôi ước mơ một ngày kia, 4 người con của tôi về sống trong một nước mà chúng không còn bị xét xử vì màu da nữa, nhưng vì công lao…”

Ông ra sức thực hiện ước mơ ấy, biết bao khó khăn thử thách, ghen tương đố kỵ đã đổ xuống trên đầu ông, nhưng ông vẫn kiên quyết thực hiện hoài bão này.

Năm 1968, M.L.King đã gục dưới làn đạn của những kẻ thù ghét ông. Nhưng công trình của ông vẫn được tiếp tục, bởi ước mơ của ông đã trở thành ước mơ của hàng triệu người trên thế giới.

ga-15, 9-11

Lạy Chúa, xin cho con biết ở lại trong tình thương của Chúa.

4. Tin Mừng hôm nay là một bài học về yêu thương. Lý luận của Chúa Giêsu thật rõ ràng: Chúa Cha đã yêu mến Chúa Con. Chúa Con đã ở trong tình yêu này bằng cách tuân giữ giới răn của Chúa Cha. Nhưng Chúa Con cũng đã yêu thương các môn đệ bằng chính tình yêu này và các môn đệ cũng có thể ở lại trong tình yêu này bằng cách tuân giữ giới răn của Chúa Con. Như vậy đối với Chúa Con: yêu thương và vâng phục là một. Chúa Con yêu mến Chúa Cha bằng cách tuân giữ giới răn của Ngài, các môn đệ cũng phải yêu mến Chúa Con bằng cách tuân giữ giới răn của Ngài. Do đó yêu thương thật sự và trọn hảo là sẵn sàng hy sinh quan điểm của mình để tin tưởng người khác, nhưng không phải do sợ hãi hoặc tính toán, mà là để làm theo ý muốn và ước nguyện của người mình yêu. Không có sự kết hợp của hai ý muốn, tình yêu sẽ không bao giờ được trọn vẹn. Sự tuân phục lẫn nhau là tiêu chuẩn đích thực của một tình yêu trưởng thành.

Cha Carôlô

Ga15_9-17-1

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến lần thứ nhất, đã nhập thể làm người và qua đó trao ban cho chúng con niềm vui ơn cứu độ. Chúng con thật vui mừng vì có Chúa ở cùng chúng con. Chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa luôn đồng hành với chúng con trong cuộc sống. Qua Bí tích Thánh Thể, Chúa đến và lưu lại trong tâm hồn chúng con. Chúng con xin hết lòng cảm tạ, tri ân tình yêu cao sâu mà Chúa đã dành cho chúng con.

Lạy Chúa Giêsu là Đấng chúng con tôn thờ, xin cho chúng con lưu lại trong Chúa để chúng con được tắm gội trong tình yêu của Chúa. Nhờ vậy mà chúng con được đổi mới cuộc đời, đổi mới cách sống cho phù hợp với Tin Mừng của Chúa. Xin cho chúng con cũng mặc lấy tâm tình của Chúa để chúng con biết yêu thương mọi người như Chúa đã yêu thương chúng con. Xin giúp chúng con biết đến với mọi người trong tinh thần yêu thương và phục vụ. Xin giúp chúng con đừng sống ích kỷ, đừng quá tham lam mà đánh mất tình bạn hữu, mà làm mất vẻ đẹp của phẩm giá làm người nơi chúng con.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết biến niềm vui có Chúa thành một đời sống chứng nhân cho Chúa giữa trần gian. Và xin cho chúng con biết sống khiêm tốn, thánh thiện, gương mẫu để mai sau chúng con được thấy Chúa, được ở bên Chúa, và được hưởng hạnh phúc với Chúa muôn đời. Amen

Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Nguồn: http://tgpsaigon.net/suy-niem/20100505/4799

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

 

 

 

 

 

 

 

Để vườn nho sinh nhiều hoa trái – Thứ Tư sau Chúa Nhật V Phục Sinh 22-5-2019

Ga 15, 1-8 (1)

Lời Chúa: Ga 15,1-8

1 “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho.Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn.Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em.4 Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.5 Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.6 Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi.Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý.8 Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.

5PSC_T4

Suy niệm: 

Hệ quả của sự cắt tỉa: Có một dạo phong trào trồng nho đã nở rộ tại một số tỉnh dọc theo duyên hải miền Trung. Cây nho không còn là một thứ cây xa lạ đối với nhiều người Việt Nam nữa. Cây có trái là chuyện thường, nhưng cây phải bị cắt tỉa mới có thể đâm chồi, trổ hoa và sinh trái, đó là hình ảnh đặc trưng của cây nho. Thật thế, với đôi mắt không chuyên môn, khi nhìn vào thân nho bị cắt tỉa, có lẽ ai cũng phải xót xa, có lẽ người ta sẽ nhìn vào người trồng nho như một con người nhẫn tâm, vì người trồng nho xem ra cắt tỉa cây nho không chút tiếc xót. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, người ta sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy từ những cành trơ trụi những mầm non nhú ra và hoa cũng bắt đầu xuất hiện.

Cat tia nhanh nho

Chúa Giêsu đã dùng rất nhiều hình ảnh để nói về những thực tại Nước Trời. Nhưng trong các hình ảnh ấy, cây nho hẳn phải chiếm một chỗ ưu việt : ưu việt vì cây nho là giống cây phổ thông nhất của miền Palestina, ưu việt vì trong Cựu ước cây nho vốn được xem là biểu trưng của dân riêng. Nhưng như các tiên tri đã nhiều lần lên tiếng tố cáo : thay vì sản xuất rượu ngon, cây nho Israel chỉ mang lại thứ rượu đắng của bất trung và phản bội. Tiếp tục truyền thống tiên tri, Chúa Giêsu cũng lấy lại hình ảnh cây nho, nhưng cây nho chính là Ngài. Lòng tín trung mà Thiên Chúa hằng chờ đợi nơi Israel nay Ngài đã tìm thấy nơi cây nho đích thực là Chúa Giêsu. Một giao ước mới phát sinh, bởi vì lòng trung tín của Chúa Giêsu được diễn tả trong sự vâng phục và vâng phục cho đến chết trên Thập giá, không phải là cố gắng thuần túy của con người, mà chính là lòng thủy chung của con Thiên Chúa trong chừng mực của con người. Cây nho của giao ước mang lại những trái xum xuê có tên là tình yêu. Đó là kết quả của sự cắt tỉa : cây nho không thể sinh hoa kết trái nếu không bị cắt tỉa, tình yêu sẽ không là tình yêu đích thực và phong phú nếu không được cắt tỉa khỏi những ngọn ngành thừa thải của ích kỷ.

Hoa trai

Giáo hội Israel mới chính là cây nho của Chúa. Lịch sử cho thấy có lúc xem ra Giáo hội bị cắt tỉa một cách tàn nhẫn, nhưng cũng chính những lúc đó Giáo hội mang lại nhiều hoa trái hơn cả. Những cuộc bách hại đẫm máu lại là những cắt tỉa làm cho Giáo hội sinh được nhiều hoa trái nhất. Đó là cái nhìn chúng ta phải có để nhìn vào Giáo hội: sức sống của Giáo hội có khi không chỉ được nhìn thấy và đánh giá qua những biểu dương bên ngoài, hoa trái đích thực khi chấp nhận được cắt tỉa khỏi những phù phiếm rườm rà của thế tục. Cơ cấu hữu hình có thể bị phá vỡ, cơ sở vật chất có thể bị cướp mất, những quyền cơ bản nhất gắn liền với tự do tôn giáo có thể bị tước đoạt, đôi tay hoạt động có thể bị khóa chặt; đó có thể là những cắt tỉa cần thiết để cây nho Giáo hội trổ sinh hoa trái dồi dào.

Hoa trai1

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nhìn vào Giáo hội và cuộc sống đức tin của chúng ta với một cái nhìn bình thản và tin tưởng. Mỗi kitô hữu là một ngành nho gắn liền với cây nho là chính Chúa Giêsu. Để được gắn liền với Ngài và trổ sinh hoa trái chúng ta không thể không chịu cắt tỉa khỏi những gì nghịch với Tin mừng và cốt lõi của Tin mừng là tình yêu. Sự cắt tỉa nào cũng làm chúng ta đau đớn, mất mát nào cũng làm chúng ta tiếc xót, nhưng vì đã được sống theo Tin mừng, chúng ta hãy xem như một lợi lộc cao quý nhất khi bị cắt tỉa và mất mát ấy sẽ mãi mãi tồn tại. Vả lại ngay trong cuộc sống này, giá trị của con người không được đo lường bằng những gì nó thu tích, mà bằng chính những gì nó hy sinh và cho đi. 

banner-web-4

Cầu nguyện: 

Lạy Chúa Giêsu mến yêu, chúng con vẫn biết rằng, để cành nho cuộc đời chúng con sinh hoa kết trái thì cần được cắt tỉa, loại bỏ những gì không phù hợp với sức sống thần linh của Chúa. Thế nhưng, Chúa ơi, chúng con vẫn bám víu vào những đam mê tật xấu. Tâm hồn chúng con vẫn chứa đựng đầy những tham lam bất chính, những tư tưởng dâm ô tội lỗi. Cuộc sống chúng con còn đầy những lầm lỗi gây nên đau khổ cho gia đình và bạn bè. Xin Chúa thứ tha tội lỗi chúng con. Xin Chúa cắt tỉa nơi tâm hồn chúng con khỏi những ước ao phạm tội, những toan tính xấu xa, những mưu đồ bất chính để chúng con luôn xứng đáng là đền thờ cho Chúa ngự trị.

Ga 15, 1-8

Lạy Chúa, xin cho chúng con được lưu lại trong Chúa mỗi khi chúng con rước Chúa vào lòng, để sự sống của Chúa tuôn chảy trên dòng đời của chúng con, qua các việc đạo đức hằng ngày, qua cuộc sống yêu thương và phục vụ mọi người, nhờ đó mà muôn dân sẽ nhận ra “chúng con là môn đệ của Chúa”. Amen

Trích: http://www.tgpsaigon.net/suy-niem/20110524/10529

Sưu tầm: P/ Mai Tự Cường

 

 

21-5 – THÁNH CHRISTÔPHÔRÔ Lm. và CÁC BẠN T.Ử Đ.Ạ.O

St christophe

Thánh vịnh 33, 20-21 viết: ”Người công chính gặp nhiều nỗi gian truân, nhưng Chúa giúp họ luôn thoát khỏi. Xương cốt họ đều được Chúa giữ gìn, dẫu một khúc cũng không giập gãy”. Thánh Christophe de Magallanes và các bạn tử đạo tại Mexicô đã minh chứng cho sự công chính và sự trung tín của các Ngài đối với Thiên Chúa.

THÁNH CHRISTÔPHÔRÔ và CÁC BẠN TỬ ĐẠO:

Chúa nói:” Ai liều mất mạng sống mình vì Tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mc 8, 35 ). Thánh Christophe de Magallanes và các bạn tử đạo mà Giáo Hội mừng kính hôm nay là” Những người đã theo chân Đức Kitô, được vui mừng trên thiên quốc. Các Ngài đã đổ máu mình ra, vì lòng yêu mến Đức Kitô, nên luôn được hoan hỉ với Người” (ca nhập lễ, lễ nhiều thánh tử đạo). Thánh Christôphôrô Magallanes là một mục tử đầy lòng nhiệt thành, Ngài làm việc truyền giáo cho thổ dân Huicholes. Thánh nhân là người được sai tới với thổ dân bản địa để làm thăng tiến phẩm giá và lòng tin Kitô nơi họ. Thánh nhân có lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, Ngài đã làm cho nhiều người mến chuỗi Mân Côi. Thánh nhân cũng là vị mục tử nhân hậu đã hiến đời mình cho công việc đào tạo và là chỗ nương tựa cho các linh mục vào một thời kỳ khó khăn cho Giáo Hội  Mễ Tây Cơ. Thánh Christophe de Magallanes cũng đồng thời dâng hiến cuộc đời của mình cho Chúa để xây dựng sự hiệp nhất cho các anh chị em tín hữu Mễ Tây Cơ. Thánh Christôphôrô Magallanes và các bạn tử đạo gồm giáo dân và linh mục đã hy sinh tới giọt máu cuối cùng để làm chứng cho Chúa phục sinh.

GIÁO HỘI TÔN VINH CÁC NGÀI:

Chúa đã nói:” Anh em vẫn một lòng gắn bó với Thầy, giữa những lúc Thầy gặp gian nan thử thách. Vì thế Thầy sẽ ban quyền cai trị cho anh em, để anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy, trên vương quốc của Thầy”( Lc 22, 28-30 ). Thánh Christôphôrô Magallanes và các bạn gồm giáo dân, linh mục đã được phúc lãnh triều thiên thiên quốc năm 1927 tại đất nước Mễ Tây Cơ. Thiên Chúa đã trao vương miện cho các Ngài. Hội Thánh tôn vinh các Ngài vì các Ngài đã một lòng trung tín với Chúa trong việc tìm kiếm sự thật, xây dựng tình bác ái huynh đệ và kiến tạo hòa bình giữa mọi người.

Cầu Nguyện:

“Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã cho thánh Christôphôrô linh mục và các bạn được trung thành với Chúa Kitô Vua đến sẵn sàng chịu tử đạo. Nhờ lời các Ngài chuyển cầu, xin cho chúng con khi kiên trì tuyên xưng đức tin Chân chính, chúng con có thể gắn bó với luật yêu thương của Chúa”.

Nguồn : GP Đà Lạt

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường