Archive | August 2018

29-8 – Lễ Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết

gioantaygia

SỨ MẠNG CỦA GIOAN TẨY GIẢ

Có những cái chết để lại cho đời  niềm thương nhớ khôn nguôi .Có những sự ra đi làm cho con người thương nhớ, nhắc nhớ tên người chết mãi mãi không ngơi. Có những cái chết khiến người khác trề môi,phỉ nhổ. Chết là trở về nơi cũ. Chết là ra đi. Chết là trở về với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng và tác sinh. Cái chết của thánh Gioan tẩy Giả, Giáo Hội mừng kính hôm nay khiến nhân loại phải ghi nhớ, khiến nhiều người thương tiếc, nhưng cũng không khỏi nguyền rủa sự điên rồ, ngạo nghễ và dại gái, khôn nhà dại chợ của Hêrôđê, một vị vua tàn ác và thiếu tư cách làm người .

Qua lệnh truyền của một bạo chúa, một chiếc gươm gieo, một chiếc đầu rơi trong ngục tối. Ðó là những diễn tiến đã kết thúc cuộc đời của thánh Gioan Tẩy Giả, một biến cố mà Giáo Hội mời gọi chúng ta tưởng niệm hôm nay.

Thánh Gioan tẩy giả là người anh họ của Đức Chúa Giêsu. Thân mẫu ngài là thánh nữ Êlizabeth và thân phụ ngài là ông Zacaria. Chương đầu tiên của Tin mừng theo thánh Luca thuật lại biến cố sinh nhật tuyệt vời của thánh Gioan. Và Tin mừng theo thánh Marcô, nơi chương thứ 6, các câu 14-29, kể lại những chi tiết tàn bạo về cái chết của Gioan tẩy giả.

são joão batista

Vua Hêrôđê lấy vợ của anh mình là bà Hêrôđia. Gioan nói cho Hêrôđê biết điều ấy là sai, nhưng Hêrôđê và Hêrôđia không muốn nghe và giữ giới luật của Thiên Chúa. Họ chỉ muốn làm theo ý riêng mình. Và Gioan tẩy giả đã phải trả giá cho lòng tốt của ngài !

Tuy nhiên, thánh nhân không thể hành động theo cách khác được. Ngài không im lặng trước tội lỗi và bất công. Sứ mệnh của Gioan là mời gọi người ta cải hối cuộc đời; và ngài mong muốn cho hết thảy mọi người được ơn giao hòa cùng Thiên Chúa.

Hêrôđê đã đi vào con đường tội lỗi . Sự dại gái, khôn nhà, dại chợ của Hêrôđê đã khiến vị vua này trở nên ngông cuồng điên dại. Sống trong tội lỗi, tâm hồn của Hêrôđê đã trở nên mù quáng, tối tăm. Ở trong bóng tối, Hêrôđê đã không còn biết phân biệt đâu là phải, đâu là trái. Ông đã hành động tùy tiện việc nước, đã ăn chơi, chè chén trác táng. Ông không còn biết nhận ra sự thật. Số là Hêrôđê đã cướp vợ của ngay người anh mình. Sự loạn luân không thể tha thứ, đã làm cho Gioan Tẩy Giả phải lên tiếng quở trách nặng lời hành động vô luân của Hêrôđê và Hêrôdias, vợ loạn luân của Hêrôđê. Đúng như lời Kinh Thánh nói: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về  ánh sáng…” (Ga 1, 6-7) .

st-jean-baptistes

Gioan không phải là ánh sáng, nhưng Gioan tới để minh chứng về ánh sáng. Vì chứng minh cho Chúa Giêsu là sự thật, là ánh sáng. Gioan đã không bao giờ chịu khuất phục trước những việc chướng tai gai mắt của con người, của xã hội đương thời và của nhân loại. Gioan đã có lần nói: “Có Đấng đến sau Ông và Ông không xứng đáng cởi giây dép của Ngài”. Gioan quả thực đã tới trần gian để dọn đường cho Chúa cứu thế. Làm công tác dọn đường, Gioan đã sống đích thực sứ mạng của vị tiên tri .

Ngôn sứ phải nói lên sự thật và không bao giờ sợ nguy hiểm cho dù công tác của vị ngôn sứ luôn gặp sự hiểm nguy. Để làm chứng cho Đấng cứu thế, Ngài đã nói công khai với mọi người khi họ lầm tưởng Gioan là Đức Kitô: “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại”. Gioan đã lớn lên trong sự minh chứng cho sự thật. Chống lại hành động loạn luân và dâm dật của đôi dâm phụ Hêrôđê và Hêrôdias.

Mc 6,17-29 d

Gioan Tẩy Giả đã phải chấp nhận cái bi đát nhất của cuộc đời ngôn sứ của mình: cái chết. Hêrôdias vì không chấp nhận sự thật, không chịu nổi lời quở trách của vị tiên tri. Nên đã căm thù tìm cơ hội khử trừ vị ngôn sứ đầy uy tín. Với sự nhảy múa cuồng nhiệt nhân ngày sinh nhật, Hêrôdiađê đã làm ngây ngất vua cha. Cái đầu, vẫn là sự căm tức ngông cuồng của Hêrôdias. Đầu của vị ngôn sứ Gioan Tẩy Giả đã nằm gọn trong chiếc dĩa trước mặt Hêrôđê.

joao-batista

Dù biết rằng mình sẽ phải chấp nhận cái bi đát nhất của cuộc đời, Gioan Tẩy Giả vẫn nói lên tiếng nói bất khuất của vị ngôn sứ. Mọi tiên tri đều phải trả giá cho lời chứng của mình. Gioan Tẩy  Giả đã sống anh dũng, can trường với lời nói của mình. Cái đầu phải trả là giá nặng nề và đáng nguyền rủa nhất của vị ngôn sứ sau cái chết chịu đóng đinh nơi thập giá đối với người Do Thái lúc đó. Gioan Tẩy Giả đã tự xóa nhòa mình để cho Đấng cứu độ lớn lên trong lịch sử nhân loại.

Lời chứng và cái chết của Ngài, đã nói lên sự thật muôn đời là Gioan đã hoàn toàn đáp trả lại lời mời gọi của Thiên Chúa: “Ngài không sợ hãi, lớn tiếng trước mặt các vua chúa. Ngài đã hiến mạng sống cho công bình và chân lý”.

são joão batista2_0

Thánh Gioan tẩy giả rao giảng phép rửa sám hối, chuẩn bị cho người ta đón nhận Đấng Mêsia. Ngài đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu trong dòng sông Giođan và được hưởng kiến niềm vui vì sứ mệnh công khai của Chúa Giêsu đã khởi sự. Gioan tẩy giả đã khích lệ các môn đồ của mình đi theo Đức Chúa Giêsu. Ngài biết rằng danh Chúa phải tỏa sáng ra, còn danh mình phải lu mờ đi.

Trong chương thứ nhất Phúc âm theo thánh Gioan, thánh Gioan tẩy giả nhận mình chỉ là tiếng kêu trong hoang địa, chỉ thức tỉnh người ta hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng mà thôi! Thánh nhân mời gọi mọi người hãy sẵn sàng để chuẩn bị đón nhận Đấng Mêsia.

Thánh Gioan Tẩy Giả đã sống hoàn toàn đúng nghĩa của một vị ngôn sứ chân chính, đích thực, Ngài đã hoàn toàn đáp trả lại lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa: “Ngài đã không sợ hãi, lớn tiếng trước mặt các Vua Chúa. Ngài đã hiến mạng sống cho công bình và chân lý”.

Thánh Gioan Tẩy Giả đã vạch mặt chỉ tên mọi người sống bê tha, tội lỗi. Lời rao giảng sám hối và phép rửa cải tà qui chánh, cải hóa nội tâm của Ngài đã nói lên một sự thực muôn đời: “Tất cả đều phải sám hối và ăn năn”. Thánh nhân đã không chùn bước trước những thế lực mạnh nhất lúc đó là Hêrôđê. Ngài đã can đảm nói lên việc Hêrôđê cướp vợ của anh mình là Philíp, nàng Hêrôđia…

Sự can đảm và cương quyết của Ngài đã bị cường bạo đè bẹp bằng lời hứa thật đê hèn và thô bạo. Nhưng cái chết của thánh Gioan Tẩy Giả đã minh chứng cho chân lý ngàn đời: “Sự thật sẽ giải phóng tất cả”. Gioan Tẩy Giả đã chết đi để bảo vệ cho sự thật, minh chứng cho Chúa Giêsu: “Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14, 6).

Mỗi người Kitô hữu chúng ta cũng được kêu mời để đáp lại tiếng gọi. Và mặc dù không ai có thể tái diễn vai trò của thánh Gioan Tẩy Giả, nhưng mọi Kitô hữu phải tiếp diễn sứ mệnh của ngài trong mọi hoàn cảnh mình đang sống. Ðó là sứ mệnh làm chứng nhân cho Chúa Giêsu.

Huệ Minh

Nguồn: http://giaoxutanviet.com/su-mang-cua-gioan-tay-gia/

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

28-8 – Thánh Augustinô, Giám mục Tiến sĩ Hội thánh

augustine

1. Ghi nhận lịch sử – phụng vụ

Việc kính nhớ thánh Augustin, một trong bốn tiến sỹ lớn của Giáo hội La tinh, qua đời tại Hippone ngày 28 tháng 8 năm 430, đã xuất hiện trong sách các phép thế kỷ thứ III, và ở Roma từ thế kỷ XI.

Aurelius Augustinus sinh ngày 13 tháng 11 năm 354 tại Thagaste (nay là Souk-Ahras, Algérie) ở châu Phi thuộc Roma. Là công dân Roma, con một người cha không công giáo tên Patricius và một bà mẹ công giáo tên Mônica, Augustinô trước học văn phạm ở Madanre, đến năm 371, đi sang Carthage thủ phủ châu Phi Roma để theo học triết lý – Mê say đọc Hortensius của Cicéron, Augustinô khám phá triết học và đam mê đi tìm chân lý. Vì nhu cầu nuôi sống gia đình, ông buộc lòng nhận dạy tu từ học ở Carthage. Thời gian đó ông theo lạc thuyết Manichée trong chín năm, mong tìm được chân lý nơi tôn giáo này. Trước tiên, ông bị mê hoặc bởi giáo thuyết này tưởng có thể giải thích sự tranh chấp giữa Thiện và Ác, cái đẹp và những điều lộn xộn nơi thế giới, nhưng rồi ông thất vọng. Năm 383, Augustinô bỏ Carthage sang Roma trước khi đến Milan lúc đó là thủ phủ đế quốc Roma phương Tây, tại đây ông cũng dạy tu từ. Mẹ Ngài là bà Mônica đã đến tìm gặp ông ở đây, và cũng chính tại đây, đường chuyển biến tinh thần của Augustinô kết thúc nhờ thánh giám mục Ambroise mở đường cho Ngài hiểu Kinh thánh và một thứ tân Platon thuyết có vẻ đáp ứng niềm khát mong chân lý nơi Ngài. Giờ đây Augustinô đã sẵn sàng cho bước nhảy tới Chúa, tức là trở lại.

Một giai thoại nhiều người biết xảy ra trong vườn nhà Ngài ở Milan đã được thánh nhân kể trong quyển Tự Thuật: “Tâm hồn đau đớn, con tim tan nát, tôi đang khóc, bỗng tôi nghe từ nhà bên cạnh tiếng hát của một người con trai hay con gái không rõ. Tiếng hát không rõ nhưng nghe lặp nhiều lần: Tolles, lege. Tolles, lege (Cầm lên, đọc đi ! Cầm lên, đọc đi !). Vậy nên tôi vội vã đến chỗ Alypius ngồi, tôi cầm lấy cuốn sách của Thánh Tông đồ, mở ra và im lặng đọc khúc đầu tiên bắt gặp: Đừng chè chén say sưa, đừng chơi bời dâm đãng, cũng đừng cải cọ ghen tuông. Trái lại hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và đừng chiều theo xác thịt mà thỏa mãn các dục vọng (Rm 13,13) … Chính lúc này, như có một luồng sáng tỏa lan hồn tôi phá tan mọi bóng tối nghi ngờ” (XIIII,12). Tám tháng sau, thánh Ambroise rửa tội cho Ngài trong đêm Phục sinh đêm 24 rạng sáng ngày 25 tháng tư năm 387.

Monica-8-27

Năm 388 sau khi mẹ qua đời tại Ostie, Augustinô trở về Thagaste ở châu Phi cùng với ông bạn Alypius và Adeodat con trai. Mong ước cuộc sống chuyên tu, Augustinô tập hợp một số bạn hữu lại và cùng sống đời dòng tu, chuyên nghiên cứu và cầu nguyện trong ba năm (388-391), sau đó, thể theo đề nghị của giáo dân Hippone, Augustinô thụ phong linh mục để giúp đỡ Đức giám mục Valère. Năm 395 Ngài thụ phong giám mục và một năm sau, kế vị Đức giám mục Valère làm giám mục Hippone, thành phố lớn thứ hai châu Phi. Từ đây, trong suốt ba mươi lăm năm trong đại thánh đường An Bình, Ngài chú giải Thánh vịnh và các Sách thánh, ngồi tòa xử án, theo dõi việc quản trị tài sản Hội thánh, trả lời các thư tín đến từ khắp phương Tây, biện luận đả kích lạc giáo, đặc biệt là phái Donatus và Pélagius.

Cùng với các giáo sỹ của mình sống đời tu trì, thánh Augustinô cũng sáng tác một số tác phẩm rất quan trọng, như Confessions (397-401), Giáo lý dự tòng (400), Giáo lý công giáo (394-416). Đối với phái Donatus vẫn tự phụ là Giáo hội của những người Trong Trắng, thánh thiện, Ngài dùng nhiều thái độ khác nhau liên tục, khi diễn thuyết, lúc tranh luận cho đến một cuộc tranh luận phản biện tại Carthage năm 411 dưới sự chủ tọa của một đại diện hoàng đế đã đến kết luận rằng người công giáo mà Augustinô là phát ngôn nhân, thắng. Từ đó những người theo phái Donatus bị cảnh sát hoàng đế truy đuổi. Với phe Pélagius (bị Roma kết án năm 417), Augustinô chứng tỏ là một tiến sỹ lớn về ân sủng và tiền định. Cũng trong thời gian đó một số tác phẩm khác ra đời: Đô thành Thiên Chúa (413-424), Chúa Ba Ngôi (399-422). Cuốn những lời phản biện (Rétractations) viết vào những năm cuối đời (426-427) là chứng tá đức khiêm tốn thánh Augustinô: “Tôi đọc lại các tác phẩm thô hèn của mình và nếu có đoạn nào gây cho tôi hoặc có thể gây cho người khác khó chịu thì lúc đó tôi lên án nó, có lúc phải giải thích ý nghĩa cần có để biện minh cho nó”.

Những năm cuối đời của thánh Augustinô nhuốm màu ảm đạm vì châu Phi Roma và Hippone, thành phố có tòa giám mục của Ngài bị người Vandales vây hãm và xâm chiếm; lúc này đã bảy mươi sáu tuổi, thánh Augustinô giám mục vẫn cần mẫn chu toàn bổn phận giáo huấn và quản trị, đồng thời lo cho rất nhiều người di cư đến tìm trốn tránh tại thành phố. Tháng thứ ba kể từ ngày thành phố bị vây hãm, Người bị bệnh và qua đời ngày 28 tháng 8 năm 430, trối các sách vở của mình lại cho Giáo hội Hippone. Mười lăm tháng sau khi người Vandales chiếm thành phố, mộ và thư viện thánh Augustinô vẫn được tôn trọng.

Các ảnh tượng về thánh Augustinô rất nhiều chứng tỏ ảnh hưởng lan tỏa lạ thường của sự thánh thiện và giáo lý Người, đặc biệt là các tác phẩm của Fra Angelico và G.de Crayer (Louvre) và G.Coustou (Versailles).

augustino3

2. Thông điệp và tính thời sự

Lời nguyện trong ngày van xin Thiên Chúa cho chúng ta được tràn đầy tinh thần của thánh Augustinô, chỉ khao khát mỗi mình Thiên Chúa và chỉ tìm Người vì Người là nguồn của sự khôn ngoan. Đề tài tìm kiếm chân lý là trọng tâm của đời sống thánh nhân; ngài nói với Cassiciacum: “Tâm hồn con xin nói Ngài: Con đã đi tìm nhan thánh Chúa ! Lạy Chúa ! cho đến bây giờ, con vẫn đi tìm nhan thánh Ngài !”(Tự thuật IX,3).

Trong bản văn Phụng vụ giờ kinh, vị thánh tiến sĩ thành Hippone ca tụng chân lý: “Chỉ có tình yêu mới có thể nhận ra chân lý. Ôi chân lý vĩnh hằng! Ôi tình yêu vĩnh cửu, Ôi sự đời đời đáng yêu! Ngài là Thiên Chúa của con, con khao khát Chúa đêm ngày…Cuối cùng con đã được ôm lấy Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người , Đức Giêsu Kitô!…Chính Người đã gọi chúng con và nói rằng: Ta là Đường, là sự Thật và là sự sống” (Tự thuật VII, 10.18). Bài đọc này trích đoạn nổi tiếng mà chúng ta gặp trong điệp ca Magnificat: “Ôi sự đẹp đẽ vừa cổ kính vừa mới lạ, Con đã yêu Người quá trễ tràn! nhưng bây giờ: Ngài ở trong con, trong khi con còn ở bên ngoài, và ở bên ngoài con lại đi tìm Chúa …Chúa luôn ở với con, còn con con không ở với Chúa …Ngài đã gọi con, đã kêu lớn tiếng, cuối cùng Chúa đã thắng sự điếc lác của con; Chúa tỏ sáng, Chúa bừng lên và Chúa đã xua đuổi sự tối mù của con…” (Tự thuật; Chúa tỏ sáng, Chúa bừng lên và Chúa đã xua đuổi sự tối mù của con…) (Tự thuật X,27).

Sự khôn ngoan của thánh Augustinô được nhận thấy trong Lề luật viện tư tưởng, xuất phát từ những giáo huấn trong một lá thư của thánh tiến sĩ, được phổ biến rộng rãi vào thời Trung Cổ. Bản Luật này cũng ảnh hưởng trên thánh Bênêđíctô, sau đó là các kinh sĩ của thánh Phanxicô và thánh Đaminh. “Từ một trái tim duy nhất và từ một tâm hồn duy nhất, hướng về Thiên Chúa” luôn là luật căn bản, như lý tưởng của chính cộng đoàn tiên khởi (x. Cv 2,42-47).

St Augustino

Lời nguyện trên lễ vật rút cảm hứng từ Chuyên luận về thánh Gioan (26,13):“Lạy Chúa, ước gì bí tích tình yêu của Chúa trở thành dấu chỉ sự hiệp nhất và dây bác ái cho chúng ta.” Thánh Augustinô, sống trong một Giáo Hội bị xâu xé vì lạc giáo, đã dấn thân trong suốt thời làm Giám Mục để tạo lại sự hiệp nhất, và vì “ngoài Hội Thánh không có ơn Cứu Độ!” (Về bí tích Rửa tội 4,17,24); ngài khuyến khích: “Chúng ta hãy yêu Thiên Chúa như người cha và yêu Hội Thánh như người mẹ …Thiên Chúa như Đức Chúa và Hội Thánh như tớ nữ, vì chúng ta là con của tớ nữ này; hôn nhân này được đặt nền tảng trên một tình yêu vĩ đại; không ai được xúc phạm đến vị hôn thê và xứng đáng lãnh nhận tình bạn của hôn phu.” Một trích đoạn của “Thành đô Thiên Chúa”: “Mỗi ngày, Hội Thánh khi dâng hiến Đức Kitô, cũng học hỏi để tự dâng hiến chính mình” (X,20).

Lời nguyện Hiệp Lễ lấy cảm hứng từ các Bài giảng của thánh nhân (57,7) làm nổi bật một khía cạnh khác của giáo lý thánh Augustinô: bí tích Thánh Thể giúp chúng ta đồng hình đồng dạng với Đấng mà chúng ta rước lấy. Vì thế chúng ta cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho việc thông phần vào Bàn Tiệc thánh hóa chúng con, để một khi chúng con là chi thể của Nhiệm Thể của Người, chúng con thật sự trở thành điều chúng con đã lãnh nhận.”

Thánh Tiến sĩ Ân sủng, vì đã chống lại nhóm Pelagius, cũng là kẻ bảo vệ tự do của con người, vì sự tự do này không bị sự toàn năng của Thiên Chúa bóp nghẹt, nhưng ngược lại được nâng lên thật cao quí, vì Thiên Chúa một khi đội mão triều thiên cho công nghiệp của chúng ta (nhờ ân sủng) thì cũng đội triều thiên cho chính ân sủng của Người (sự tự do).

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã tuyên bố về thánh Augustinô: “Tất cả phẩm chất của các Giáo phụ nổi bật trong thánh nhân ở mức độ tuyệt diệu nhất.” Thật vậy, không ai trình bày về Hội Thánh như ngài. Say mê Thiên Chúa và con người, ảnh hưởng của ngài có thể nói là nổi bật nhất trong phạm trù công giáo.

Enzo Lodi

Nguồn: https://www.tonggiaophanhanoi.org/phung-vu/hanh-cac-thanh/12391-ngay-28-8-thanh-augustino-giam-muc-tien-si-hoi-thanh.html

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

“Ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên” Mt 23,12 -Ngày Thứ Bảy Tuần XX TN 25-8-2018

Thu Bay Tuan 20 TN

Bài Ðọc I: (Năm I) R 2, 1-3. 8-11; 4, 13-17

“Chúa không nỡ để cho bà thiếu kẻ nối dòng. Ðó là thân phụ của Isai, cha của Ðavít”.

Trích sách truyện Bà Ruth.

Bấy giờ ông Êlimêlech, chồng bà Nôêmi có một người họ hàng, là người quyền thế và giàu có, tên là Booz. Bà Ruth, người Môab, thưa với mẹ chồng rằng: “Nếu mẹ cho phép, con xin ra đồng mót lúa mà các thợ gặt bỏ sót, nơi nào mà chủ ruộng nhân từ vui lòng cho con mót”. Bà mẹ trả lời rằng: “Hỡi con, con cứ đi”. Nàng liền đi mót lúa đàng sau các thợ gặt. Bất ngờ chủ ruộng ấy tên là Booz, người có họ với Êlimêlech.

Ông Booz bảo bà Ruth rằng: “Hỡi con, hãy nghe đây, con đừng đi mót lúa ở ruộng khác, đừng rời khỏi nơi này: nhưng hãy đi theo các tớ gái của ta, chúng nó gặt ở đâu, con cứ đi theo đó; vì ta bảo các đầy tớ ta đừng ai làm phiền con. Cả khi con khát nước, cũng cứ đến các vò nước và uống nước mà các đầy tớ ta uống”. Bà sấp mình xuống đất, lạy ông ấy mà nói rằng: “Bởi đâu tôi được ơn trước mặt ông, và ông đoái thương tôi là người nữ ngoại bang?” Ông trả lời rằng: “Ta đã nghe đồn mọi sự con đã làm đối với mẹ chồng, sau khi chồng con qua đời, con đã lìa bỏ cha mẹ quê hương và đến cùng dân tộc mà trước đây con không hề biết”.

Vậy ông Booz cưới bà Ruth làm vợ. Ông ăn ở với bà, và Chúa ban cho bà có thai, bà sinh được một con trai. Các phụ nữ nói cùng bà Nôêmi rằng: “Chúc tụng Chúa là Ðấng không nỡ để cho gia đình bà thiếu kẻ nối dòng! Và nguyện danh Chúa được ca tụng khắp Israel! Cầu chúc bà có người an ủi tâm hồn và phụng dưỡng tuổi già; vì người đó sẽ sinh ra do người con dâu yêu mến bà, và người con dâu đó đáng quý hơn bảy người con trai”. Bà Nôêmi ẵm con trẻ vào lòng, và nuôi nấng nó như người vú. Các phụ nữ láng giềng đến mừng bà mà rằng: “Bà Nôêmi đã được một cháu trai”. Họ đặt tên cho con trẻ là Obed: đó là thân phụ của Isai cha của Ðavít.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 127, 1-2. 3. 4-5

Ðáp: Ðó là ơn phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Chúa (c. 4).

Xướng: 1) Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người! Công quả tay bạn làm ra bạn an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may. – Ðáp.

2) Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn, con cái bạn như những chồi non của khóm ô liu, ở chung quanh bàn ăn của bạn. – Ðáp.

3) Ðó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Ðức Thiên Chúa. Nguyện xin Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem, hết mọi ngày trong đời sống của bạn. – Ðáp.

Alleluia: x. Cv 16, 14b

Alleluia, alleluia! – Lạy Chúa, xin hãy mở lòng chúng con, để chúng con nghe lời của Con Chúa. – Alleluia.

Phúc Âm: Mt 23, 1-12

“Họ nói mà không làm”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng và các môn đệ rằng: “Các Luật sĩ và các người biệt phái ngồi trên toà Môsê: vậy những gì họ nói với các ngươi, các ngươi hãy làm và tuân giữ, nhưng đừng noi theo hành vi của họ: vì họ nói mà không làm. Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta: còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử. Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo. Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là “Thầy”. Phần các ngươi, các ngươi đừng muốn được người ta gọi là “Thầy”, vì các ngươi chỉ có một Thầy, còn tất cả các ngươi đều là anh em với nhau. Và các ngươi cũng đừng gọi ai dưới đất là “cha”, vì các ngươi chỉ có một Cha, Người ngự trên trời. Các ngươi cũng đừng bắt người ta gọi là “người chỉ đạo”: vì các ngươi có một người chỉ đạo, đó là Ðức Kitô. Trong các ngươi ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ các ngươi. Hễ ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên”.

Ðó là lời Chúa.

Suy niệm:

“Những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ,

Còn những việc họ làm thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm.” (Mt 23,3)

 Việt Nam có câu nói để răn dạy người đời rằng: “nói chín thì phải làm mười, nói mười làm chín kẻ cười người chê”. Vì thế, lời nói phải đi đôi với hành động thì nó mới có giá trị.

Hôm nay, Chúa Giêsu dạy cho chúng ta về sự hòa hợp giữa lời nói và việc làm qua hình ảnh của các kinh sư và người Pharisêu. Họ là những thầy dạy trong dân nhưng những việc họ làm lại đi ngược với những lời họ dạy bảo. Họ biết đâu là điều tốt, đâu là điều xấu để dạy cho dân chúng thực thi nhưng chính họ lại không làm những điều đó. Vì thế, Chúa khiển trách họ và Chúa khuyên chúng ta hãy làm theo những lời họ dạy chứ không theo cách họ sống vì họ nói mà chẳng làm. Họ chỉ chất lên vai của dân những gánh nặng của lề luật, của lễ nghi còn chính họ thì chỉ phô trương công đức trước mặt thiên hạ để được mọi người ca tụng và tán dương.

Về phần chúng ta, Chúa dạy chúng ta đừng bắt chước họ phô trương công đức nhưng hãy âm thầm khi làm việc thiện, không để cho tay trái biết việc tay phải làm. Chúng ta hãy khiêm nhường trong mọi việc mình làm, đừng tìm vinh dự chóng qua ở đời này, đừng để ai gọi mình là thầy vì tất cả chúng ta chỉ là anh em với nhau, chúng ta chỉ có một người thầy hoàn hảo là Đức Giêsu Kitô, Ngài là mẫu gương lý tưởng để chúng ta noi theo. Nơi Đức Giêsu, chúng ta học được sự khiêm nhường, hy sinh phục vụ với tất cả tình yêu mến. Ngài đã nêu gương để chúng ta noi theo. Vì thế, cuộc đời trần thế của chúng ta là một tiến trình biến đổi để nên giống Đức Kitô.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa là Thầy dạy lý tưởng của cuộc đời chúng con. Cuộc sống của Chúa đã chứng minh cho chúng con thấy dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa Cha để rồi từ đây, chúng con học nơi Chúa, chúng con biến đổi đời sống chúng con cũng trở thành dấu chỉ và tình yêu của Chúa đến với mọi người chúng con gặp gỡ, để tất cả mọi người nhận biết rằng Chúa là tình yêu, đã đến thế gian để dạy chúng con biết yêu thương nhau. Có Chúa, thế gian này sẽ trở thành thế giới của tình yêu. Amen.

Giuse Nguyễn Hồ Điệp, SDB

Nguồn: http://loichua.donboscoviet.net/index.php/suy-nie-m-ha-ng-nga-y/nam-le/item/930-th%E1%BB%A9-b%E1%BA%A3y-tu%E1%BA%A7n-20-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-ni%C3%AAn

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

21-8 – Thánh Giuse Đặng Đình Viên Linh mục tử đạo (1758 – 1838)

giuse-dang-dinh-vien

Noi gương Đấng chăn chiên lành

Đang trốn trong vườn mía, linh mục Đặng Đình Viên bỗng bàng hoàng nghe tiếng kêu thảm thiết của đứa bé con người chủ nhà đã cho cha trú ẩn. Thì ra, quan quân đang tra hỏi để cậu bé chỉ chỗ cha ẩn trốn.

“Giêsu, Maria, cứu con với !” Quả là chua xót khi nghe thấy tiếng kêu la đau đớn trong cung giọng ngây thơ đó ! Cha Viên có thể chịu nổi những tiếng kêu xé lòng đứt ruột đó không ? Làm chủ chiên phải sẵn sàng phục vụ đàn chiên. Nếu vì sứ vụ, cha đã phải trốn tránh quan quyền thì lúc này đây, cũng chính sứ vụ đó thúc đẩy cha phải ra mặt để cứu đứa trẻ. Cha bước ra khỏi khu vườn mía kín đáo và nói : “Tôi là đạo trưởng Viên các anh đang tìm bắt đây. Xin đừng làm khổ đứa trẻ này nữa”.

Tuổi xanh và lý tưởng

Giuse Đặng Đình Viên còn có tên là Lương. Sinh năm 1785 tại làng Tiên Chu, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Khi còn nhỏ, cậu sống và học hành ở họ Vân, Huyện Ân Thi là quê ngoại của cậu. Khi cha mẹ qua đời, cậu Viên theo giúp các linh mục thừa sai, nên được vào chủng viện.
Năm 1821, thày Viên thụ phong linh mục và coi sóc giáo hữu làng Lục Thủy, tỉnh Nam Định.

Hai năm sau, cha được cử đi giảng đạo ở xứ Bắc, giúp các họ Đông Bài, Thiết Nham, Như Thiết, An Mỹ. Suốt 17 năm thi hành sứ vụ linh mục, cha Viên nổi tiếng là linh mục đạo đức, siêng năng đối với mọi công việc, làm sáng danh Chúa, cha được mọi người nhận biết và yêu mến.

Ngày 17.04.1838, thày giảng Vũ văn Lân được cha cử đi lãnh dầu thứ Năm Tuần Thánh bị bắt cùng với sáu bức thư của cha gởi cho hai Đức cha và bốn linh mục khác. Các quan định giấu nhẹm sáu bức thư này đi, nhưng Tổng đốc Trịnh Quang Khanh lại đem về khoe với vua Minh Mạng. Vua liền thịnh nộ cho rằng quan phía Bắc bao che cho tà đạo và dọa truất chức quan Trịnh Quang Khanh nếu không bắt được người gởi thư và những người được thư gởi đến. Tuần phủ Hưng Yên là Hà Thúc Lương được lệnh bằng mọi giá phải bắt cha Viên, nếu không phải chịu tội thay.

Không ngờ chỉ một chút bất cẩn, những lá thư của cha Viên đã là nguyên nhân một chiến dịch bách hại đẫm máu tại Nam Định và Hưng Yên. Hai Đức cha Delgado Y và Henarez Minh, cha Chính Hiền và bao vị tử đạo, chưa kể những tổn thất về cơ sở và việc xáo trộn mọi sinh hoạt tôn giáo ở các giáo xứ.

Tất cả vì con chiên

Tại Hưng Yên, quan quân lục soát khắp nơi mà vẫn không bắt được cha Viên. Các quan phải dùng mọi mưu : họ giả mạo thư của gia đình cha và mua chuộc hai người bà con với cha cũng là người công giáo, cầm thư để đi tìm người chỉ chỗ cha trốn.

Ngày 01.08,1838, sau khi biết chắc được cha đang trốn ở họ Cầu Chay, xã Như Thiết, quan cho lính đến vây bắt, nhưng cha đã kịp thời chạy vào khu vườn mía rậm rạp. Éo le thay, các quan quân tức giận vì bắt hụt cha, đã dùng mưu đồ bắt ngay đứa con trai chủ nhà mà cha đang ẩn ra tra khảo. Chính sự đau đớn và tiếng kêu la thảm khốc của cậu bé đã làm cha xúc động và ra trình diện. Thế là cha đã cho em không phải một bát nước lã, mà là chính bản thân của cha. Hành vi cao thượng đó chắc chắn đã do từ tấm gương tuyệt vời của Đấng chấp nhận hy sinh chính mạng sống để cứu độ nhân loại.

Phúc vinh tử đạo

Tại tỉnh Hưng Yên, các quan bắt cha Viên dịch các bức thư của cha đã bị tịch thu trước đây ra tiếng Việt. Đến khi thấy các thư đó không có gì là bí mật hay âm mưu cả, họ liền khuyên cha chối đạo để tha về, cha Viên cương quyết trả lời : “Dù có chết tôi cũng không quá khóa. Tôi là đạo trưởng mà quá khóa thì ai theo đạo nữa ?”. Ngày 03.08, các quan gởi án về kinh xin xử trảm. Ngày 21.08, án lệnh về đến tỉnh. Các quan cố thuyết phục cha lần cuối nhưng vô hiệu, nên tuyên đọc bản án và đem thi hành ngay hôm đó. Thẻ bài của cha ghi như sau:

“Đạo trưởng Đặng Đình Viên, tùng gian tà đạo, liên lạc đạo trưởng Tây Nam, tụ tập đạo đồ, đạo chủng, đạo thư, bất khẳng quá khóa, vi phạm quốc pháp, luật hình trảm quyết”.

Dịch là : “Linh mục Đặng Đình Viên theo đạo tà, liên lạc với các linh mục Tây và Việt, tụ tập giáo dân, chủng sinh, tích trữ sách đạo, không chịu bước qua thập giá, vi phạm luật nước, luật xử phải chém”

Trên đường ra pháp trường Ba Tòa, cha Viên sung sướng cảm động tạ ơn Chúa. Khi đó hai người họ hàng đã tiết lộ chỗ cha ẩn đến xin cha tha thứ. Cha nhân từ nói: “Cha tha cho các con…”. Cũng như Chúa Giêsu trước giây phút cuối cùng trên Thập Giá sẵn sàng tha thứ cho kẻ làm hại và giết Ngài, giờ đây cha Viên vui mừng ban lời thứ tha cho hai người nộp mình.

Sau khi ăn chút cơm, cha Viên quỳ trên chiếc chăn bông được trải sẵn, ngửa mặt lên trời cầu nguyện. Giờ hành xử đã đến, lý hình vung gươm, đưa vị chứng nhân Đức Kitô đầy lòng trắc ẩn lên đài vinh quang tử đạo. Các tín hữu ùa vào thấm máu vị tử đạo. Một người lính thấy vậy liền lấy áo Ngài cắt ra bán cho họ nữa. Hôm đó là ngày 21 tháng 8 năm 1838. Thi hài cha đã được khoảng 300 tín hữu rước long trọng về an táng tại nhà thờ Tiên Chu.

Đức Lêo XIII suy tôn cha Giuse Đặng Đình Viên lên hàng Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh.

Nguồn: http://hddmvn.net/tusach/tusach/117tdvn/vien-lm.htm

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

20-8 – Thánh Bênađô, viện phụ, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.

bernado

Với ơn Chúa người ta có thể làm được mọi sự miễn là con người biết cộng tác hữu hiệu với ơn Chúa. Thực vậy ơn Chúa đã hướng dẫn Bênađô tìm kiếm những giá trị cao siêu nhất, đã hun đúc Ngài thành một tu sĩ chiêm niệm thời danh và thành một chiến sĩ nhiệt thành hoạt động cho Giáo hội. Bênađô sinh ra trong một lâu đài tại  Fontaine-les-Dijon năm 1090. Nhờ sinh trưởng trong một gia đình thượng lưu và gia giáo, Bênađô sau này đã trở thành người bạn bặt thiệp biết xử sự khôn ngoan với mọi người. Trong số 7 anh em, Bênađô là thứ ba ; cậu được gia đình chiều đãi hơn cả vì có tư cách nết na và đạo hạnh hơn các anh em. Đàng khác Bênadô còn được bà thân mẫu A-let quý mến cách riêng vì một câu chuyện chiêm bao có liên quan tới con bà. Câu chuyện mộng mị đó như sau:

Một tối kia bà Alét mơ thấy trẻ Bênadô đang nô đùa, bỗng hóa thành một con chó cất tiếng sủa vang. Bà đem hiện tượng chiêm bao đó kể lại cho mọi người nghe và ai nấy đều nghĩ đó là điềm báo sau này sẽ trở thành một nhà giảng thuyết đại tài.

Bernard-300x336-628x703

Tới tuổi khôn, Bênadô được cha mẹ cho theo học tại trường các thầy kinh sĩ ở Chatillon-sur-Seine. Nhờ sự rèn cặp của các thầy, Bênadô đã dần dần bỏ được tính rụt rè và câu nệ thái quá. Tính nhút nhát đó đã khiến cậu rất sợ hãi khi phải ra trước công chúng; vì thế mà có lần Bênadô đã phải bực mình kêu lên: “Thà rằng tôi chết đi còn hơn nói trước công chúng hay đến trước mặt một người ngoại quốc”. Năm 16 tuổi, giữa lúc cuộc đời đang lên với nhiều hứa hẹn thì thân mẫu của Bênadô từ trần khiến cậu phải trải qua một cơn khủng hoảng tinh thần khiến Bênadô càng trở nên thầm lặng và suy tư. Nhưng rồi người ta thấy chàng thiếu niên cương quyết đó chống lại mọi thử thách và quyến rũ của gia đình để vào dòng Xi-tô. Không những thế Bênadô còn lần lượt lôi cuốn được các anh em và cả ông thân sinh cùng nhiều người khác theo gương mình vào dòng.

Người ta kể lại rằng: Ngày kia người em út của Bênadô là Nivard đang chơi đùa với các trẻ em thì người anh cả bảo cậu rằng: “Các anh đi đây và nhường lại cho các em cả gia nghiệp, em có bằng lòng không?” Người em đáp lại: “Em không muốn thế, sao các anh chiếm nước trời còn để đất đai lại cho em”. Ít lâu sau người em cũng vào dòng.

Bênadô từ ngày dấn thân vào đời sống mới, luôn luôn tự hỏi mình: “Hỡi Bênadô, người vào đây để làm gì?”. Để nhắc nhở mình sống đúng với lý tưởng đã chọn, câu hỏi vắn tắt làm như phương châm cho đời sống, đã giúp thầy Bênadô siêng năng làm việc và làm một cách chu đáo. Một hôm các thầy xin Bênadô nghỉ ngơi để cho các thầy khác gặt lúa bởi vì thấy thầy yếu và không quen. Nhưng thầy khóc lóc xin Chúa cho mình có thể gặt lúa với anh em. Năm 1115 thầy được cử làm tu viện trưởng Clairvaux, một chi nhánh của dòng Xi-tô. Đây là một dịp để thầy hy sinh hãm mình nhiều hơn, dù yếu đuối và sức khỏe rất mỏng manh, thánh nhân cũng không chịu thua kém ai trong sự ăn uống kham khổ. Ngài còn mắc chứng đau bụng kinh niên. Tuy nhiên, Ngài cũng cố gắng theo các buổi phụng vụ như mọi người khác. Chỉ khi nào không chịu nổi cơn đau, Ngài mới bỏ cộng đồng.

Thanh Bê-na-đô, tien si vien truong

Nhận thấy tu viện trưởng Bênadô là người có đầy nhân đức và uy tín nên Đức Giám mục Guillaume de Champeaux truyền chức linh mục cho Ngài và ủy đi giảng thuyết ở nhiều nơi. Tuy thích sống trầm lặng trong tu viện nhưng Ngài đã vâng lời ra đi vui vẻ. Nhờ đức khiêm nhường sâu thẳm, Chúa đã ban cho Ngài nhiều ơn lạ như nói tiên tri, làm nhiều phép lạ. Hết nhiệm vụ, Ngài lại trở về nhà dòng phục vụ. Nhờ thánh nhân, nhà dòng thêm số và hợp thời. Trong 38 năm làm bề trên, Ngài lập thêm được 68 tu viện chi nhánh của Cơ-lec-vô. Ngài cũng viết nhiều tác phẩm để bênh vực đức tin, truyền bá lòng yêu mến Chúa và đức bác ái. Từ bé, Ngài vốn có lòng tôn sùng mầu nhiệm Chúa xuống thế làm người thì bây giờ Ngài cũng năng suy niệm mầu nhiệm ấy. Nhận thấy thánh nhân là người có trí thông minh và tài giảng thuyết cũng như giảng hòa nội bộ. Năm 1145 – Ngài kịch liệt phản đối vua ở miền nam nước Pháp. Lúc còn thanh niên, Ngài rất sợ ra trước công chúng nhưng nhờ ơn Chúa, nay Ngài cảm thấy cương quyết và can đảm nhiều.

Một hôm Ngài tới miền Sens để gặp A-bê-la người mê trí thức và khoa học đời, trước mặt cả cộng đồng giáo sĩ, Ngài phản đối A-bê-la: “Một người công giáo lầm lạc còn nguy hiểm hơn là người theo tà giáo”. Bênadô không phản đối việc trau dồi tri thức nhưng cha nhận đó là phương tiện truyền giáo, Ngài nói: “Người ta không khuất phục tà giáo bằng khí giới nhưng bằng biện luận”. Sau cùng cha Bênadô đã góp phần vào việc tranh đấu bảo vệ mồ thánh Chúa khỏi tay người Hồi giáo. Tuy thành công và danh tiếng nhiều nhưng thánh nhân vẫn khiêm tốn. Đôi khi không làm phép lạ và người ta hỏi thì Ngài chỉ trả lời: trông cậy ở Chúa và Chúa làm còn tôi không có gì đâu.

Sau khi tận tụy và nỗ lực làm việc cho sáng danh Chúa, thánh nhân đã qua đời tại Cơ-lec-vô ngày 20 tháng 8 năm 1153 lúc ba giờ chiều ngày thứ năm, thọ 63 tuổi.

Mười năm sau, các tu viện trưởng họp lập án xin tuyên thánh cho cha Bênadô. Ngày 18 tháng 1 năm 1174, đức Alexandro III chuẩn phê án. Và năm 1830 Đức Piô VIII tôn phong Ngài lên hàng tiến sĩ Giáo hội.

Lời Nguyện:

Lạy Chúa, Chúa đã cho thánh viện phụ Bênađô đầy nhiệt tâm lo việc nhà Chúa để trở nên ngọn đèn cháy sáng trong Giáo Hội. Nhờ lời Người nguyện giúp cầu thay, xin cho chúng con cũng được lòng hăng hái như Người để sống thế nào cho xứng danh là con cái ánh sáng. 

Ước chi gương sáng của người khích lệ chúng con, và lời giảng dạy của người soi sáng chúng con; nhờ vậy, chúng con sẽ ngày càng gắn bó với Con Chúa là Ngôi Lời nhập thể, Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. (Huệ Minh)

Nguồn: http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20160819/31776

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

16-8:Thánh Stêphanô ở Hung Gia Lợi (975-1038)

Stephano-Hungary-628x1097

Đọc hạnh các thánh, con người sẽ không ngớt đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Mỗi vị thánh là một viên gạch, mỗi vị thánh mang một nét đặc thù riêng biệt, tất cả họ đều có một mẫu số chung là: ” …mặc lấy Chúa Giêsu “ ( Rm 13, 14) và sống như  Ngài. Việc lạ lùng nơi các thánh là các Ngài thuộc mọi lớp, mọi chủng tộc, mọi màu da, mọi ngôn ngữ ; Chúa đã tuyển chọn các Ngài để chính các Ngài làm chứng cho Chúa. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một bộ mặt nổi, Giáo Hội tôn kính một số vị thánh có thể nói là nổi bật nhất, nhưng còn biết bao vị thánh, Hội Thánh không nhận ra hoặc chưa tôn vinh trên bàn thờ vì số này đông vô kể, họ vẫn đang trên Nước Trời chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa Ba Ngôi, cùng với Đức Mẹ và triều thần thánh trên Trời.

Thánh Tê-Pha-nô Hung-ga-ri là một trường hợp đặc biệt trong muôn vàn trường hợp mà Hội Thánh nhận ra công đức và những công việc của Ngài làm ở dưới thế gian này dù rằng Ngài ở trên ngai tòa cao nhất của đất nước Hung-ga-ri, thánh nhân vẫn thực hiện được những điều làm vinh danh Chúa. Thánh Tê-pha-nô Hung-ga-ri sinh vào khoảng năm 975 và được lãnh nhận phép rửa tội làm con Chúa và con của Giáo Hội năm 985. Năm 997, thánh nhân lên kế vị Vua Cha. Ngài đã trị vì trên ngôi Vua, lãnh đạo đất nước Hung-ga-ri được 42 năm. Lên ngôi được 3 năm, thánh nhân được Đức Giáo Hoàng Sylvestre II phong vương với tước hiệu :” Vị Vua loan báo Tin Mừng của nước Hung-ga-ri “vào ngay dịp lễ Chúa giáng sinh năm 1000. Thánh nhân có thân hình nhỏ bé chứ không cao ráo, quắc thước như những vị Vua khác, nhưng tấm lòng của Ngài thật bao la, quảng đại. Ngài có con tim rộng mở, nhạy bén, tiên đoán chính xác thời cuộc, Ngài có rất nhiều khả năng lãnh đạo, điều khiển đất nước và tấm lòng nhiệt thành, quả cảm đối với mọi công việc của đất nước Hung-ga-ri. Thánh nhân đã xây dựng đất nước Hung-ga-ri với tất cả tấm lòng, với tất cả đức tin vững chắc, sâu xa của mình vì Ngài thấm nhuần lời thánh Phaolô dậy: “ Anh em là thân thể của Đức Kitô, anh em là các chi thể của Ngài “( 1 Co 12, 27 ). Ngài coi  các thần dân của Ngài như là những người anh em trong Chúa đã” được thanh tẩy, nên cùng chết và cùng sống lại với Đức Kitô “. Được phong Vương với tước hiệu: “ Vua truyền giáo của đất nước Hung-ga-ri “, thánh nhân đã nỗ lực sống tình yêu của Chúa Kitô đối với thần dân, đối với đất nước của Ngài. Suốt 42 năm trên ngai Vua, thánh nhân đã xây dựng đất nước Hung-ga-ri với đôi bàn tay vững chắc, với con tim yêu thương, với tấm lòng quảng đại bao la của Ngài. Trên ngai Vua, thánh nhân đã tổ chức Hội Thánh thấm nhuần đức tin sâu xa trên quê hương, đất nước của Ngài : Ngài đã thiết lập các giáo phận và xây dựng nhiều nhà thờ nguy nga, hoành tráng, lộng lẫy và đồ sộ trên đất nước Hung-ga-ri. Thánh nhân đã từ giã cõi đời, từ bỏ ngôi Vua trần thế vào chính ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên Trời và dân chúng Hung-ga-ri thường gọi ngày đó là ngày lên trời của đất nước Hung-ga-ri.

saint-stephen-of-hungary

Thánh Tê-pha-nô Hung-ga-ri đã sống đúng lời thánh Phaolô dạy : ”Các bạn hãy vui mừng, tôi nói lại một lần nữa các bạn hãy vui mừng”( Philip 4, 4 ). Thánh nhân đã hoàn toàn tín thác cho Chúa, đã đáp lại lời mời gọi nên thánh của Chúa. Làm Vua có nghĩa là được tận hưởng mọi vinh dự và vinh quang do chức vị Vua mang lại, nhưng thánh Tê-pha-nô Hung-ga-ri đã sống như một Vua hiền từ, khiêm nhượng và phục vụ như lời Vua Giêsu đã nói : “…đến để phục vụ chứ không phải để được hầu hạ “.

Lạy thánh Tê-pha-nô Hung-ga-ri  xin giúp chúng con luôn có tấm lòng quảng đại và khiêm tốn để chúng con làm chứng nhân truyền giáo cho Chúa với tất cả tình yêu của Chúa. Amen.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT 

BÀI ĐỌC THÊM:

 

Stephen_of_Hungary_on_stamp

Ai ai cũng có thể đến với ngài, nhất là những người nghèo.

Lược sử
Giáo Hội thì phổ quát, nhưng dáng vẻ bên ngoài thì luôn luôn bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa địa phương – dù tốt hay xấu. Không có Kitô Hữu nào được coi là “cùng đặc điểm” cả; có người là Công Giáo Mễ Tây Cơ, hay Công Giáo Ba Lan, hay Công Giáo Việt Nam. Dữ kiện này được nhận thấy hiển nhiên trong cuộc đời Thánh Stêphanô, vị anh hùng dân tộc và quan thầy của nước Hung Gia Lợi.
Sinh trong một gia đình ngoại giáo, ngài được rửa tội khi lên 10 cùng với cha của mình là thủ lãnh nhóm Magyar, là những người khai phá đã đến Danube trong thế kỷ thứ chín. Khi 20 tuổi, ngài kết hôn với Gisela, người em của hoàng đế tương lai là Thánh Henry. Khi kế vị cha mình, Stêphanô theo chính sách của một quốc gia Kitô Giáo vì các lý do chính trị cũng như tôn giáo. Ngài triệt hạ được các cuộc nổi loạn của giới quý tộc ngoại giáo và thống nhất người Magyar thành một tổ chức lớn mạnh trong nước. Ngài đến Rôma để xin Giáo Hội phê chuẩn và cũng để xin đức giáo hoàng phong ban tước vua cho mình. Vào lễ Giáng Sinh 1001, ngài được đội vương miện.
Stêphanô đã thiết lập một hệ thống thuế thập phân để hỗ trợ các nhà thờ và cha xứ, cũng như giúp đỡ người nghèo. Cứ 10 thành phố thì một thành phố phải xây một nhà thờ và cấp dưỡng cho một linh mục. Ngài bãi bỏ các tục lệ ngoại giáo với ít nhiều sự ép buộc, và ra lệnh tất cả mọi người phải kết hôn, ngoại trừ giáo sĩ và tu sĩ. Ai ai cũng có thể đến với ngài, nhất là những người nghèo. Vào năm 1031, con trai trưởng của ngài là thái tử Emeric từ trần và quãng thời gian kế đó đầy dẫy những tranh chấp quyền kế vị. Ngay cả người cháu cũng mưu toan ám sát ngài. Stêphanô từ trần năm 1038 và được phong thánh năm 1083.

Suy niệm 1 Phổ quát
Giáo Hội thì phổ quát, nhưng dáng vẻ bên ngoài thì luôn luôn bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa địa phương–dù tốt hay xấu.
Thuật ngữ Catholic bắt nguồn từ chữ Katholikos trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “phổ quát” hoặc “công cộng”. Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng để mô tả về một giáo hội kitô giáo duy nhất từ những năm đầu thế kỷ II. Chữ Katholikos là biến thể từ chữ Katholou do sự kết hợp giữa hai từ Kato Holou có nghĩa là tôn giáo mà “ai cũng theo được”. Từ nguyên nói trên được dịch sang tiếng Việt là “Công Giáo”. Như vậy tên gọi Giáo Hội Công Giáo có nghĩa là “Giáo Hội phổ quát”.
Có một ít sự bất đồng về cách dùng từ không thật sự rõ nghĩa giữa “Giáo Hội Công Giáo Rôma” và “Giáo Hội Công Giáo”. Nguyên nhân là do một vài nhánh kitô giáo khác cũng tuyên bố họ là “Công Giáo” (nghĩa là phổ quát). Đặc biệt, Chính Thống Giáo Đông Phương thích áp dụng thuật ngữ “Giáo Hội Công Giáo Rôma” để chỉ rõ trung tâm giáo hội này ở Rôma, nhằm phân biệt với các giáo hội đông phương có trung tâm ở Constantinopolia (nay là Istanbul).
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp cho các giáo hội kitô giáo được hiệp nhất nên một để làm sáng tỏ tính phổ quát của một giáo hội duy nhất.
Suy niệm 2 Địa phương
Giáo Hội thì phổ quát, nhưng dáng vẻ bên ngoài thì luôn luôn bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa địa phương–dù tốt hay xấu.
Hiến Chế Tín lý về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay, số 62 ghi nhận: “Dù Giáo Hội đã góp phần rất nhiều trong việc phát triển văn hóa, kinh nghiệm cho thấy, vì hoàn cảnh, đôi khi thật khó để hài hòa văn hóa với giáo huấn của Giáo Hội…
Những khó khăn này không nhất thiết gây thiệt hại cho đời sống đức tin. Thật vậy, chúng có thể khích lệ tâm trí để thấu hiểu đức tin cách chính xác hơn. Vì các cuộc nghiên cứu và khám phá mới đây của khoa học, lịch sử và triết học đã nêu lên các vấn đề mới có ảnh hưởng đến đời sống và đòi hỏi phải có các cuộc nghiên cứu mới về thần học”.
* Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn quan tâm đến tinh thần hội nhập văn hóa của Công Đồng Vatican II để thực thi.

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

14-8 – THÁNH MẮC-XI-MI-LI-A-NÔ MA-RI-A KÔN-BÊ, linh mục, tử đạo (1894-1941)

 

StMaximilianKolbe

St. Maximilian Mary Kolbe

Cuộc đời của một con người được đánh giá bằng những việc tốt đẹp mình đã làm, đã để lại cho hậu thế. Chết là hết theo quan niệm của con người. Nhưng người xưa đã để lại một câu chí lý:”Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”. Xem ra cái da của cọp có giá trị kinh tế cao, tiếng tăm của con người lại còn có giá trị hơn nữa .Con người được đánh giá bằng những công việc thiện, công việc tốt họ đã làm. Thánh Mác-xi-mi-li-a-nô Kôn-bê cũng không khỏi định luật ngàn đời ấy . Ðời của Ngài trải qua nhiều thăng trầm, nhưng cũng để lại bằng chứng anh hùng khiến bao người ca ngợi. Thánh nhân đã biến cuộc đời mình hòa tan cho tha nhân, đã gắn kết đời mình với thập giá Chúa Kitô. Một cuộc đời, một con người. Cuộc đời của thánh nhân liên kết chặt chẽ với sự khổ nạn của Chúa Giêsu. Nếu, chặng đường khổ nạn dẫn Chúa Giêsu lên ngọn đồi Can-vê để lãnh nhận cái chết trên thập giá : “Ơn cứu độ chứa chan nơi Người”. “Khi nào Ta được treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta”. Chúa Giêsu đã quy tụ và cứu độ muôn người. Thánh Mắc-xi-mi-li-a-nô Kôn-bê đã cứu mạng sống cho một bạn tù nhân vì hạnh phúc của anh ta, của vợ và của các con anh ta . Hành động của thánh nhân là hành động cứu độ vì thánh nhân đã chấp nhận cái chết vì hạnh phúc cho người khác . Ðây là tình yêu hy sinh cao cả như lời Chúa nói :” Không có tình yêu nào cao vời cho bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu ” ( Ga 15, 13 ).

Maximilian-Kolbe-1-640x415

Thánh nhân sinh ngày 7/01/1894 tại Zdunska-wola nước Ba Lan. Năm 1918, Ngài được thụ phong linh mục Dòng Thánh Phanxicô. Cả cuộc đời linh mục của Ngài gắn chặt lấy Ðức Maria vô nhiễm nguyên tội. Ngài có khiếu về báo chí, nên năm 1922, Ngài thành lập giới báo chí công giáo tại Ba Lan và năm 1930 tại Nhật Bản. Ảnh hưởng của Cha Macximilianô Konbê rất lớn không những về mặt trí thức,tư tưởng do báo chí Ngài phát hành, mà đời sống đạo đức của Ngài cũng lan rộng. Vì thế, Ðức Quốc Xã đã quyết tâm trừ khử ảnh hưởng lan rộng của Ngài. năm 1940 ,phát xít Ðức đã bắt Ngài vào trại giam Oranienburg và vào năm 1941, họ chuyển Ngài vào trại giam khét tiếng Auschwitz. Trại giam này đã giết chết bao nhiêu người vô tội .Ở đây có quy luật khắt khe, cứ một tù nhân trốn trại, 10 tù nhân khác phải thế mạng. Hình phạt lúc đầu là bắn chết, nhưng để đỡ tốn đạn, họ đã bỏ đói tù nhân cho tới chết. Một ngày tháng 8 năm 1941, có một người tù trốn trại, thế là 10 người tù khác được chỉ định thay mạng trong số đó có anh lính tên Gajowniczek. Trước án tử hình oan uổng, người lính này khóc lóc thảm thiết vì anh còn vợ hiền và đàn con. Cảm động và chạnh lòng thương xót như Chúa Giêsu cảm thông xót thương Maria, Mácta và con bà góa thành Naim, Cha Mácximilianô Konbê đã xin chết thay cho người lính tử tù trẻ. Lời xin của Ngài đã được chấp nhận. Cha và 9 người tử tù khác phải bước qua phòng hơi ngạt số 14. Sáng hôm sau, người ta phát hiện ra Ngài còn thoi thóp thở, nên họ đã chích cho Cha một mũi thuốc ân huệ. Cha Macximilianô Konbê đã trút hơi thở đúng vào lễ vọng Ðức Maria hồn xác lên trời. Cha Mácximilianô Konbê đã được Mẹ Maria đưa Cha về trời ngay chiều áp lễ Mẹ lên trời vì suốt đời Cha đã gắn bó với Ðức trinh nữ Maria vô nhiễm nguyên tội.

St.Maximilian Kolbe 2

Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nâng Cha Macximilianô Maria Konbê lên hàng chân phước ngày 17/10/1971 và Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong hiển thánh cho Ngài .

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con lòng nhiệt thành yêu mến tha nhân như thánh Mácximilianô Konbê đã sống và đã thực hiện trong đời mình.

Xin cho chúng con lòng sốt sắng gắn bó với Ðức Trinh Nữ Maria vô nhiễm như thánh Macximilianô Konbê đã sống .

Xin cho chúng con biết đặt tin tưởng tuyệt đối vào Chúa như thánh Mácximilianô Konbê vì “chỉ trong Thiên Chúa mà thôi , hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn”

( Tv 61 ).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

 

13/8: Thánh Pon-xi-a-nô, giáo hoàng, tử đạo & Thánh Hip-pô-li-tô, linh mục, tử đạo

GƯƠNG CAN ĐẢM

Nhìn thập giá Chúa Kitô với con mắt đức tin, nhân loại sẽ thấy thập giá ánh ngời hào quang và là nguồn cội mọi ơn phúc. Thập giá sẽ là một kho tàng quí giá, không gì sánh được: đó là các hồng ân của ơn cứu chuộc. Do đó, con người sẽ không chạy trốn hay khinh chê mà đón nhận thập hình tự giá với lòng hân hoan, phấn khởi. Thánh Phaolô viết: “Những đau khổ đời này không thể sánh với vinh quang sẽ được tỏ ra nơi chúng ta“ (Rm 8, 18 ).

Thánh Pon-ti-a-nô lên Ngai Tòa Giáo Hoàng vào năm 230 giữa lúc Hội Thánh đang lâm tình trạng hỗn loạn, phân tán do ảnh hưởng của linh mục Hip-pô-ly-tô, một vị mục tử rất giỏi về Kinh Thánh và có nhiều tư tưởng sâu sắc gây ra. Tuy linh mục Hip-pô-ly-tô giỏi giang, am tường môn Thánh Kinh học, nhưng Ngài lại chống đối và không chấp nhận việc chọn lựa phó tế Callixtô lên ngôi Giáo Hoàng năm 217. Và từ lúc đó, thánh nhân trở thành một vị lãnh đạo tôn giáo ly khai với Giáo Hoàng Callixtô và Ngài luôn xác tín việc Ngài làm đúng theo truyền thống các thánh tông đồ. Đức Thánh Cha Callixtô và các Đấng kế vị Ngài đã ngả theo tình hình thời cuộc và đâm vào thế phải nhượng bộ. Đúng vào năm 235, khi Hoàng Đế Maximinô ra lệnh cấm cách, bắt đạo, làm khổ Giáo Hội của Chúa. Hoàng Đế Maximinô tưởng rằng các tín hữu Roma đều tuân phục hai vị Giám Mục, nên ông đã ra lệnh bắt cả hai : Đức Giáo Hoàng Pon-ti-a-nô và linh mục Hip-pô-ly-tô, đồng thời kết án khổ sai các Ngài. Để khỏi vắng bóng chủ chăn, lãnh đạo Giáo Hội phổ quát, Đức Giáo Hoàng Pon-ti-a-nô và linh mục Hip-pô-ly-tô đều từ chức để cho Hội Thánh được yên hàn. Hai thánh Pon-ti-a-nô và Hip-pô-ly-tô đều bị đầy ải qua Sardaigne và tại nơi đây, hai vị đều tuyên xưng đức tin để làm chứng cho Đức Kitô phục sinh. Năm 236-250, cơn bách đạo đã lắng dịu, Hội Thánh được an bình, Đức Thánh Cha Fabianô đã truyền đưa xác các Ngài về Roma. Dân chúng từ từ đã quên thánh Hip-pô-ly-tô trước kia đã từng là người lạc giáo, tách rời Hội Thánh, nhưng giờ đây các tín hữu đã cùng với Giáo Hội tuyên phong Ngài là vị thánh tử đạo và là tiến sĩ Hội Thánh.

Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Corintô 1 Co 2, 9 đã viết:” Mắt ta chưa hề xem thấy, tai chưa từng nghe thấy và tâm trí con người chưa hề hiểu được những gì Thiên Chúa đã chuẩn bị cho những ai yêu mến Ngài“. Hai thánh Pon-ti-a-nô và Hip-pô-ly-tô quả đã cùng chịu đau khổ, bị đầy ải, bị hất hủi khinh chê, bị dằn vặt khổ cực về thân xác và tâm hồn, nhưng các Ngài đã biết nhìn lên Chúa, các Ngài đã hiểu thế nào là phần thưởng Chúa dành cho những ai yêu mến Ngài. Đúng như lời thánh vịnh viết: ”Ai gieo trong nước mắt, sẽ gặt hái trong hoan lạc“. Giờ đây trên Nước Trời, hai thánh nhân đã được luôn luôn chiêm ngưỡng Thánh Nhan Thiên Chúa và các Ngài đã biến các giọt nước mắt xưa nhỏ xuống trở thành những viên ngọc sáng ngời và quí hiếm.

Lạy thánh Giáo Hoàng Pon-ti-a-nô và thánh linh mục tiến sĩ Hip-pô-ly-tô tử đạo, xin cầu thay nguyện giúp cho chúng con được mạnh mẽ đức tin để chúng con luôn biết vác thập giá mà theo chân Đức Kitô. Amen.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

12-8 – Thánh  Micae Nguyễn Huy Mỹ, Lý trưởng tử đạo (1804 – 1838) – GP. Thanh Hóa, VN

12-8 – Thánh  Micae Nguyễn Huy Mỹ, Lý trưởng tử đạo (1804 – 1838)

Ông lý Mỹ: “Ta được phúc tử vì đạo thì mẹ Mỹ có bằng lòng chăng?”

Vợ: “Thầy mình có được phúc trọng ấy thì tôi bằng lòng lắm”.

Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ ra đời năm 1804. Quê cha ông lý Mỹ ở trại Đại Đăng giáp tỉnh Vân Sàng, bây giờ gọi là Ninh Bình. Ông lý Mỹ, còn gọi là Nguyễn Huy Diệu, là con trai cả. Ông Mỹ bỏ nhà quê mà đến ở làng Kẻ Vĩnh, lấy vợ ở làng ấy, sinh được tám người con.

Ông Mỹ mồ côi cha lúc mười tuổi, mồ côi mẹ lúc mười hai tuổi. Ông và các em phải ở với người dì. Ông được dì cho học chữ Nho và nghề thuốc. Đến năm hai mươi tuổi thì lập gia đình cùng thị Mến là con ông trùm Đích. Mặc dù còn thanh niên nhưng ông Mỹ đã có tiếng là người sắc sảo, giỏi giang, ăn nói trôi chảy. Đến khi làng khuyết cai tổng, người làng bầu ông Mỹ làm cai tổng, nhưng ông không nhận. Về sau, Đức cha Du[1] bảo ông Mỹ ra gánh việc lý trưởng để bênh đỡ Nhà chung và giúp dân trong thời buổi cấm đạo. Ông vâng lời Đức cha ra làm lý trưởng. Từ đó, người ta gọi ông là lý Mỹ.

Khi còn bé, ông có tiếng nết na nghiêm trang, có lòng đạo tốt. Khi có gia đình, ông lý Mỹ càng sống tốt đạo hơn nữa. Ông chẳng uống rượu, không đánh bạc bao giờ, chỉ chuyên một việc làm ăn, chăm sóc gia đình và giữ đạo mà thôi. Vợ chồng ông hòa thuận thương yêu, chẳng nói nặng lời nhau bao giờ. Ông lý Mỹ thương kẻ khó khăn và hay bố thí cho họ. Đức cha Liêu, giám mục Tây Đàng Ngoài làm chứng rằng, Nhà chung và dân Kẻ Vĩnh được nhờ ông lý Mỹ nhiều lắm. Khi đã giúp ai việc gì ông lý Mỹ không bao giờ lấy của tạ ơn của họ. Ông ấy chẳng ăn bớt của dân một đồng nào, xử kiện phân minh, đánh đòn sửa phạt kẻ có lỗi, chẳng vị nể ai. Hàng tổng khen làng Kẻ Vĩnh yên bình hơn các làng khác.

Thời ông Mỹ làm lý trưởng cũng là lúc vua cấm đạo rất ngặt. Ông Mỹ tỏ ra vững vàng, lại năng khuyên bảo người ta phải giữ đạo vững vàng trong thời buổi ngặt nghèo ấy. Khi quan tuần phủ Nam Định, Trịnh Quang Khanh, bắt các người lính có đạo trong hạt Nam Định phải bước qua thập giá; ông lý Mỹ, lúc ấy ở xa, liền gửi thư cho các người lính Vĩnh Trị rằng: “Xin anh em chịu khó đừng bước qua thập giá, chẳng mấy ngày nữa tôi về nhà thì tôi sẽ ra với anh em”.

Sáng ngày 11/05/1838, khi lính quan tuần phủ Nam Định đến vây làng Vĩnh Trị, ông lý Mỹ đến nhà ông trùm Đích, đưa tin ấy cho cha vợ rằng: “Cha con đồng sinh đồng tử với nhau. Việc Đức Chúa Trời định đã đến rồi”. Lúc ấy, quan Trịnh Quang Khanh ở dưới thuyền lên ngồi tại đình, truyền đòi mọi người trong làng từ mười tám tuổi trở lên đến điểm mục, cùng bảo kỳ mục rằng: “Bao nhiêu đạo trưởng ở trong làng này thì phải đem nộp, bằng không thì mất đầu”. Ông lý Mỹ thưa rằng: “Bẩm lạy quan lớn muôn tuổi, ông lớn khám mà bắt được trưởng đạo Tây, trưởng đạo Nam hay là đồ đạo quốc cấm thì tôi xin nộp đầu”.

Lý trưởng vừa cam kết xong thì thấy lính điệu cha Năm và ông trùm Đích nộp cho quan. Quan truyền nọc ông lý Mỹ ra đánh đòn và đóng gông đem xuống thuyền, giải ra tỉnh làm một cùng cha Năm và ông trùm Đích. Quan lớn truyền tra tấn ông lý Mỹ để ông ấy ngã lòng mà bước qua thập giá. Nhưng mà ông Mỹ chẳng những không bị lay chuyển, mà lại càng vững vàng.

Saint-Nam-My-Dich

Ba vị Thánh lãnh phúc tử đạo cùng ngày 12-8-1838 tại pháp trường Bảy Mẫu, tỉnh Nam Định: Thánh Giacôbê Đỗ Mai Năm (Mai Ngũ) LM, Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ, Lý trưởng và Thánh Antôn Nguyễn Tiến Đích, Trùm họ

Ngày 12/08/1838, khi được tin vua Minh Mạng châu phê án tử, cả ba vị đã chuẩn bị tâm hồn đón nhận Bí tích Giải tội và rước Mình Thánh Chúa sốt sắng. Cha Năm, ông trùm Đích và ông lý Mỹ bị chém đầu cùng ngày tại pháp trường Bảy Mẫu.

Ông lý trưởng Nguyễn Huy Mỹ được tôn lên bậc chân phước ngày 27/05/1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19/06/1988.

—————–

[1] Đức cha Du: Đức Giám mục Tây Đàng Ngoài, Jean Marie Havard Du.

Nguồn: https://www.giaophandanang.org/ngay-12-8-thanh-anton-nguyen-tien-dich-thanh-micae-nguyen-huy-my-thanh-giacobe-do-mai-nam.html#Thanh_Anton_Nguyen_Tien_Dich

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

12-8 – Thánh Antôn Nguyễn Tiến Đích Trùm họ tử đạo (1769 – 1838) – GP. Thanh Hóa, VN

Saint-Nguyen-Tien-Dich

Thánh Antôn Nguyễn Tiến Đích, Trùm họ tử đạo ngày 12 tháng 8 năm 1838

Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt (Ga 12, 24).

Thánh Antôn Nguyễn Tiến Đích sinh năm 1769 tại làng Chi Long, huyện Nam Xang, tỉnh Nam Định. Lớn lên, ông sang lập nghiệp tại làng Kẻ Vĩnh (Vĩnh Trị). Ông là mẫu gương của người chủ gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục con cái.

Gia đình thánh nhân còn cống hiến hai chứng nhân đức tin là ông Lý Thi, người con thứ hai bị xử giảo năm 1858 dưới thời Tự Đức, và ông Phó Nhâm, người con thứ tư, cương quyết không bước qua thập giá, bị đày lên Cao Bằng và qua đời tại đó.

Người ta quen gọi ông là cụ trùm Tiến Đích. Ông yêu quý hàng giáo sĩ, chủng sinh, hăng say quảng đại giúp đỡ họ về vật chất. Thời gian chủng viện Kẻ Vĩnh bị nạn dịch tả, ông đón nhận một số thầy về chăm sóc và chữa bệnh cho đến khi hoàn toàn bình phục mà không kể lao nhọc tốn phí.

Vào thời cấm đạo ngặt nghèo, ông trùm Tiến Đích tình nguyện đón tiếp, cho trú ẩn trong nhà một lớp chủng sinh Chủng viện Vĩnh Trị suốt hơn hai năm. Đức cha Joseph Havard – Du cũng thường lưu lại trong nhà cụ trùm.

Cụ trùm Tiến Đích có người con rể là Nguyễn Huy Mỹ, 34 tuổi, làm lý trưởng, có một gia đình đầm ấm hạnh phúc với tám mặt con đạo hạnh. Hai cha con bị bắt và bị giam giữ vì theo đạo. Khi quan tổng đốc hạ lệnh truyền đánh đòn cụ trùm Tiến Đích, thì con rể dõng dạc đứng lên thưa: “Cha tôi đã già nua tuổi tác, xin quan lớn tha cho, tôi xin chịu đòn thay”. Thấy người con rể có lòng hiếu kính, quan chấp nhận lời xin ấy.

Quan tổng đốc dụ dỗ ông trùm Đích bước qua Thánh Giá để về vui hưởng tuổi già với con cháu, nhưng ông vẫn một mực cự tuyệt. Khi nhận được thực phẩm tiếp tế từ gia đình, ông mang chia cho các bạn tù, không phân biệt lương giáo.

Antôn Nguyễn Đích

Saint-Nam-My-Dich

Ba vị Thánh lãnh phúc tử đạo cùng ngày 12-8-1838 tại pháp trường Bảy Mẫu, tỉnh Nam Định: Thánh Giacôbê Đỗ Mai Năm, Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ và Thánh Antôn Nguyễn Tiến Đích 

Bình minh ngày 12/08/1838, chứng nhân đức tin Nguyễn Tiến Đích và Nguyễn Huy Mỹ lãnh án xử trảm do vua Minh Mạng châu phê, tại pháp trường Bảy Mẫu. Linh hài hai đấng được long trọng rước về làng Vĩnh Trị ngay trong đêm, giữa rừng đèn đuốc sáng rực cả góc trời.

Ông Chánh trương Antôn Nguyễn Tiến Ðích được nâng lên hàng chân phước ngày 27/05/1900 và được nâng lên bậc hiển thánh ngày 19/06/1988.

Nguồn: Website HĐGM Việt Nam

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường